TIỂU CỐT KHÔNG
小骨空穴
EP 118 Xiao Gu Kòng.

Xuất xứ của huyệt Tiểu Cốt không:
«Ngọc long kinh».

Tên gọi của huyệt Tiểu Cốt không:
– “Tiểu” có nghĩa là nhỏ.
– “Cốt” có nghĩa là xương.
– “Không” có nghĩa là lỗ.

Huyệt nằm ỏ lưng ngón tay út, giữa lỗ hỏm của xương ngón tay nên gọi là Tiểu cốt-không.
Đặc biệt của huyệt Tiểu Cốt không:
Kỳ huyệt.

Mô tả của huyệt Tiểu Cốt không:
1. Vị trí xưa:
Đầu đốt thứ 2 ngón tay út (Ngọc long).

2. Vị trí nay:
Giữa mặt sau khớp đốt 1 và 2 của ngón tay út. Huyệt nơi chỗ cao.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tiểu Cốt không:
là gân duỗi ngón út, khe khớp đốt ngón tay út 1 và 2. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây quay.

Tác dụng trị của huyệt Tiểu Cốt không:
Bệnh mắt như đau mắt, loét mắt, chảy nước mắt, đau họng, đau khớp ngón tay.
Lâm sàng của huyệt Tiểu Cốt không:

Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thái khê, Tình minh, Hợp cốc trị bệnh thuộc mắt. Phối Hợp cốc, Toán trúc, Nhị gian trị mắt sợ ánh sáng, lèm nhèm.

Phương pháp châm cứu:
Cứu.

Tham khảo của huyệt Tiểu Cốt không:
1. «Ngọc long kinh» ghi rằng: “Tiểu cốt không ở trên đốt thứ hai của ngón tay út, cứu 7 lửa, cấm châm”.
2. «Y kinh tiểu học» ghi rằng: “Lậu kinh huyệt pháp. Tiểu cốt-không ở khớp lớn ngón út, nơi khớp nhô lần thứ 2, bệnh thuộc mắt”.
3. «Đại thành» ghi rằng: “Hai huyệt Tiểu cốt-không, cứu 7 lửa, trị đau khớp ngón tay, đau mắt.

4. «Tập thành» ghi rằng: “Huyệt Tiểu cốt không, trị bệnh mắt và đỏ ngầu ở mắt, cứu 9 lửa”.
5. «Đông y bữu giám» ghi rằng: “Hai huyệt Tiểu cốt-không trị bệnh mắt và toét đỏ mắt, cứu 9 lửa, dùng miệng để thôi cho lửa tắt”.