Sinh lý bệnh học
Khi hít tối đa vào một lượng không khí, phổi trở thành một cơ quan nhậy cảm với yếu tố có hại ngoài môi trường. Nguy cơ mắc bệnh do hít phải các chất độc hại phụ thuộc vào các yếu tố như: dạng tồn tại của chất độc (thể hạt hoặc thể khí), nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, nồng độ và độc tính của chất đó.
Các cơ chế bảo vệ của cơ thể khi hít phải các loại hơi khí và bụi bao gồm: cơ chế ngăn ngừa sự xâm nhập ở mũi, họng hầu, thanh quản và cơ chế ngăn ngừa sự di chuyển của các túi nhầy và tế bào lông và các đại thực bào ở phế nang. Chỉ một lượng nhỏ các hạt có thể lọt vào và đọng lại trong các mô kẽ. Các khí có khả năng hoà tan cao như ozon, amoniac, sulfur dioxid ở nồng độ thấp có thể nhanh chóng bị loại bỏ ngay ở đường hô hấp trên.
Tổn thương nhiễm độc có thể gây ra sự thoái hoá và hoại tử tế bào, dẫn đến bong các tế bào của đường hô hấp. Tổn thương phế nang cấp tính thường đi kèm với phù phổi do sự thoát dịch từ các mao mạch bị tổn thương. Trong các phế nang, tế bào khí typ I là nhạy cảm nhất, tiếp theo là các tế bào tiêt và tế bào lông. Quá trình tái tạo bắt đầu bằng sự phát triển của các sợi fibrin có chứa mảnh của tế bào hoại tử và thâm nhiễm bạch cầu trung tính. Quá trình tái tạo sẽ bắt đầu từ phế quản lớn đến phế quản nhỏ. Tuỳ theo từng loại yêu tô phơi nhiễm mà quá trình lặp đi lặp lại các tổn thương và tái tạo sẽ có thể sinh ra hiện tượng xơ hoá ở đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới và ở các phế nang.
Quần thể có nguy cơ
Con người có thể phải tiếp xúc với các loại khí độc từ các thảm hoạ như động đất, trong các vụ nổ, nhưng hay gặp hơn cả là sự tiếp xúc nghề nghiệp, đặc biệt là nghề đúc và hàn. Lính cứu hoả và nhân viên cấp cứu y tế là các đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao
Biện pháp ngăn ngừa
Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại nơi làm việc, đặc biệt là sử dụng mặt nạ kín với hộp lọc phù hợp có thể sẽ ngăn ngừa được cả những tác hại trước mắt và lâu dài. Chăm sóc và duy trì sức khoẻ thật tốt sẽ ngăn ngừa được sự mệt mỏi, là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương. Khu trú các thảm hoạ và sơ tán là biện pháp cần phải thực hiện trước khi thảm hoạ có thể lấy đi một số lớn sinh mạng.
Các yếu tố gây ra tổn thương phổi do nhiễm độc
Phosgen và chlorin gây kích thích mạnh đường hô hấp. Nitơ oxid do các vi khuẩn kỵ khí giải phóng ra trong quá trình ủ lên men gây tổn thương phế nang với các biểu hiện của phù phổi và tổn thương màng hyalin. Trong công nghiệp, nitơ oxid được sử dụng trong sản xuất kim loại, nguy cơ rất cao khi thợ hàn làm việc trong không gian chật hẹp.
Sulfur dioxid và acid sulfuric gây viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và tổn thương phế nang cấp tính. Biểu hiện sốt do cadmi và hơi kim loại gặp ở thợ máy và thợ hàn gây tổn thương phế nang và các triệu chứng toàn thân như sốt và khó chịu. Thuốc diệt cỏ Paraquat được sử dụng đế phun vào cây cần sa trong những năm 1970 là nguyên nhân gây ra xơ hoá và hoại tử phổi rất mạnh. Ozon gây tổn thương các tế bào trụ của phế quản và phê nang. Butylat hydroxytoluen sử dụng trong sản xuất thực phẩm có thể gây tổn thương phế nang.
Sản phẩm của quá trình đốt cháy cũng là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Các nguyên liệu bị đốt cháy tạo thành sol khí, một khối lượng lớn các hạt bụi và các hơi khí nóng, và những hạt bụi, khí này có thể qua biến đổi hoá học. Một số lượng lớn hơi nóng carbon monoxyd, hydron cyanid, nitơ dioxid và aldehyd tràn vào đường hô hấp gây bỏng đường hô hấp trên, gây hoại tử mạnh biểu mô và gây phù nề đường hô hấp dưới.
Chứng giảm oxy huyết thoáng qua đã được phát hiện ở lính cứu hoả có tiếp xúc với polyvinyl Chlorid và một số chất gây kích thích đường thỏ khác. Nguyên nhân ở đây được cho là do sự giảm khả năng vận chuyên oxy của màng phế nang.
Biểu hiện lâm sàng
Những trường hợp nhẹ biểu hiện bằng thở nhanh nông và hoa mắt chóng mặt. Những trường hợp tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều hơn biểu hiện bằng thở yếu, phù phổi và có vết bỏng quanh miệng và mũi. Trên phim chụp phổi và xét nghiệm khí máu có thể thấy những thay đổi rõ rệt.
Điều trị
Những trường hợp nhẹ chỉ cần theo dõi và cho thở oxy. Những trường hợp ngộ độc ở mức trung bình có thể cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh, steroid và thuốc giãn phế quản.
Những trường hợp nặng hơn có thể phải tiến hành hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản, thở máy và dùng thuốc trong đơn vị chăm sóc tăng cường với các thiết bị hỗ trợ đặc biệt, cần tiến hành soi khí quản sớm để đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi việc điều trị.
Những biến chứng muộn
Sau các tổn thương nặng do hít thường xuất hiện bệnh hạn chế và tắc nghẽn phổi với bẫy khí và giãn phế quản.