CAO LY SÂM TRIỀU TIÊN – 韩国高丽参
Tên dùng trong đơn thuốc:
Cao ly sâm, Lực sâm, Biệt trực sâm, Triều tiên sâm. (Sâm Triều Tiên).
Phân cho vào thuốc:
Củ sâm (con sâm).
Bào chế:
Bỏ hết đầu cuống, thái phiến hoặc tán bột đê’ dùng.
Tính vị quy kinh:
VỊ ngọt, tính hơi ôn. Vào hai kinh tỳ, phố.
Công dụng:
Bổ chính khí, làm ôn hàn khí ở trong.
Chủ trị:
Chữa chính khí không phấn chấn, trong tràng vị lạnh, tinh thần mệt mỏi rời rã, vùng vị quản đau thuộc hư.
ứng dụng và phân biệt:
Do những nơi trồng Nhân sâm khác nhau, vì vậy mà tên gọi cũng khác nhau. Như Nhân sâm trông ở Cát Lâm thì gọi là Cát lâm sâm, trồng ở Liêu Đông thì gọi là Liêu sâm, trồng ở Triều Tiên thì gọi là Cao ly sâm. Tính vị cùa Cát lâm sâm và Liêu sâm đều ngọt, hàn, còn Cao ly sâm thì tính ngọt ôn. Trương Sơn Lôi có nói: Liêu sâm bẩm tính thuần chính, tuyệt đối không co’ khí cương gắt (cương liệt), dùng để tư dưỡng tân dịch của chân âm, nhất là dùng một mình no’. Còn Cao ly sâm thì vốn đã có vẻ cương kiện, tính ôn mà đi lên luôn luôn bộc lộ ra ngoài, lại kèm theo trấn hưng dương khí. Thê’ âm hư, tướng hỏa dễ bốc lên, thì thích hợp với Liêu sâm chứ không thích hợp với sâm Cao ly. Nếu âm dịch đã hao tổn mà chân dương cũng suy nhược thì nên dùng sâm Cao ly chứ không nên dùng Liêu sâm. Vì một loại dưỡng âm mà kiêm lý hư nhiệt, một loại bổ âm tức là để phù dương, mỗi loại đều cho chuyên trị chủ yếu riêng, không được lẫn lộn.
Kiêng kỵ:
Nếu khí huyết ngưng kết hư nhiệt nung nấu ở trong đều không nên dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Sâm phụ thang (Thế y đắc hiệu phương) chữa khí huyết bạo thoát, thở gấp ra mồ hôi, tay chân lạnh cứng (quyết nghịch)
Nhân sâm (hoặc Sâm Cao ly) Phụ tử chế, cho nước vào sốc lên, uống nóng từ từ.
Tham khảo:
Cao ly chính là Triều Tiên ngày nay, màu sâm có chia ra đỏ và tráng. Sâm dỏ khi tươi cũng là sâm tráng, qua gia công đun hấp biến thành màu đỏ. Hiện nay nói chung gọi sâm tráng là Nhân sâm, sâm màu đỏ là sâm Cao ly. Nếu thang thuốc có sâm, nên sắc sâm riêng rồi hòa vối thuốc mà uống.