Quế Chi
桂枝
+ Quế chi (Ramulus Cinnamomi) là quế bóc vỏ ờ cành nhỏ hoặc dùng cả cành con cùa cây quế (Cinnamomum cassia Presl), thuộc họ long não (Lauraceae). Quế cùa Thanh Hóa Việt Nam có tên là Cinamomum loureirii Nees.
+ Tính vị:
cay, ngọt, ấm. Qui kinh tâm, phế, bàng quang.
+ Tác dụng:
phát hãn giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương hoá khí.
+ Tác dụng dược lý:
quế chi chứa tinh dầu.
Nước sắc quế chi có tác dụng giáng ôn giải nhiệt, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), tụ cầu trắng (Slaphylococcus albus), TK, thương hàn (Salmonella typhi), một số TK ngoài da. Tinh dầu quế chi tác dụng kiện vị, .giảm co thắt đường tiêu hoá, lợi niệu, cường tâm, giảm dau, trấn tĩnh, chống co giật.
+ Chỉ định:
– Chứng biểu thực phong hàn: không có mồ hôi, thường phối hợp vối ma hoàng như bài ma hoàng thang, nếu biểu hư có mổ hôi thường phối hợp với bạch thược dể điểu hoà doanh vệ như bài quế chi thang.
– Chứng tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực: điều trị thường phối hợp với chỉ thực, giới bạch như bài chỉ thực giới bạch quế chi thang. Điểu trị đau bụng do lạnh thì điều trị phối hợp dùng với bạch thược. Nếu huyết hàn ứ trệ, đau bụng kinh, bế kinh, điều trị phối họp dùng với đương qui, ngô thù du như bài ôn kinh thang; nếu phong hàn thấp tý, vai, lưng đau nhức, điều trị phối hợp với phụ tử như bài quế chi phụ tử thang .
– Chứng đàm ầm tích tụ do tỳ dương không vận hoá: thường phối hợp dùng cùng với phục linh, bạch truật như bài linh quế truật thảo thang; nếu rối loạn công năng khí hóa của bàng quang, phù thũng, tiểu tiện bất lợi thường phối hẹp dùng cùng với trư linh, trạch tả như bài ngũ linh tán.
– Chứng hổi hộp trống ngực, mạch kết đại: thường dùng phối hợp với cam thảo, đẳng sâm, mạch môn nhử bài chích cam thảo thang.
+ Liều dùng:
3 -10g/ngày.
Chú ý:
quế chi cay ấm rất dễ thương âm động huyết, nên cấm dùng ờ những trường bợp ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hoả vượng, huyết nhiệt vong hành… nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.