Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

Tác dụng của Cát Cánh 桔梗
Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

Tên dùng trong đơn thuốc:

Cát cánh Khổ cát cánh, Bạch cát cánh.

Phần cho vào thuốc:

Củ (phần gốc).

Bào chế:

Bỏ lớp vỏ màng bên ngoài, dăp nước cho ướt, ngâm mềm đều, thải phiến phơi khô dùng sống.

Tính vị quy kinh:

Vị đắng, cay, tính hơi ôn. Vào kinh phế.

Công dụng:

Tuyên thông phế khí, tán tà, trừ đờm tiêu mủ, đưa thuốc đi lên.

Tác dụng của Cát Cánh 桔梗
Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

Chủ trị:

Chữa chứng ho do phong tà ở phế, chữa phế ung nôn ra máu mủ, chữa đau họng, ngực và sườn.

ứng dụng và phân biệt:

– Cát cánh tân ôn nhưng không táo, có công hiệu tuyên tán tà khí, ho khố chịu không thông sướng, khạc đờm khó ra, bất luận ho thuộc hàn hay nhiệt, nếu thiên về tà thực đều nên dùng.

– Chữa đau họng, nên cùng dùng với Cam thảo, như bài Cát cánh thang của Trương Trọng cảnh chữa đau họng.

– Củ rễ có ruột lõi là khổ cát cánh, sức tuyên thông mạnh, không co’ ruột lõi là Điềm cát cánh (cát cánh ngọt, tức Tề ny) sức tuyên thông yếu.

Tác dụng của Cát Cánh 桔梗
Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

Kiêng kỵ:

Không co’ phong hàn bế tác ở phế, khí nghịch lên và âm hư hòa nghịch lao tổn ho suyễn đều cấm dùng.

Liều lượng:

Tám phân đến một đồng cân rưỡi.

Tác dụng của Cát Cánh 桔梗
Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

Bài thuốc ví dụ:

Bài Cát cánh bạch tán (Kim quỹ yếu lược phương) chữa ho mà ngực đầy, rét run, mạch sác, cổ họng khô, không khát, thỉnh thoảng nhổ nước bọt tanh thổi, ít lâu lại nôn mủ như cháo, dó là phế ung (ung nhọt trong phế).

Cát cánh, Bối mẫu, Ba đậu. Cả ba vị tán nhỏ. Người khỏe chia làm ba lần uống, người gày yếu uống giảm đi. Bệnh ở trên ức ngực uổng vào (thượng cách) thì nôn ra mủ máu, bệnh ở dưới vùng ức ngực uông vào thl đi ngoài, nếu đi ngoài nhiÊu không cãm được, cho uđng một chén (cốc) nước lạnh thì cầm ngay.

Tác dụng của Cát Cánh 桔梗
Tác dụng của Cát Cánh 桔梗

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.