Nhân chi thương vu hàn dã, tắc vỉ bệnh nhiệt, nhiệt tuy thậm bất tử, kỳ lưỡng cảm(1)vu hàn nhỉ bệnh gỉả, tất bất miễn vu tử.
Thương hàn nhất nhật, cự dương thọ chỉ, cố đầu hạng thống, yêu tích cường. Nhị nhật Dương minh thọ chỉ, Dương minh chủ nhục, kỳ mạch hiệp tỵ lạc vu. mục, Cổ thân nhiệt mục , đông nhi tỵ can. bất đắc ngọa dã. Tại nhật
Thiếu dương thọ chi, Thiếu dưỡng chủ cốt li’ Kỳ mạch tuần hiếp lạc vu nhi, cố hung hiếp thông i nhi nhĩ lung. Tam dương kỉnh lạc giai thọ kỳ bệnh nhi vị nhập vu cố dĩ.
Tứ nhật Thái âm thọ chi, Thai am mạch bố vị
trung lạc vu ích, cô phúc mãn nhi ích can. Ngũ nhật Thiếu âm thọ chi, Thiếu ái mịch quán thận lạc vu phế, hệ thiệt bần, cô khẩu táo thiệt can nhi khát.Lục nhật Quyết âm thọ chi, Quyết ầm mạch tuần âm khí nhi lạc vu can, cố phiền mãn nhi nang súc. Tam âm tam dương,ngủ • ù tạng lục phủ giai thọ bệnh, vinh vệ bật thành,
ngủ tạng bất thông, tắc
(sách tố vấn: Nhiệt luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Con người cảm phải hàn tà thì phát sốt, sốt tuy có nặng nhưng nói chung không đến nổi chết người. Nhưng nếu đồng một lúc hai kinh âm dương biểu lý đều bị cảm hàn tà phát bệnh, thế thì khó mà tránh khỏi tử vong.
Bị bệnh thương hàn ngày thứ nhất, kinh Thái dương cảm nhiễm hàn tà, kinh Thái dương đi từ đầu xuống sau cổ, chạy cặp hai bên vai xuống cột sống lưng, nên đau đầu, cứng gáy, cứng xương sống, xoay trỏ khó khăn.
Ngày thứ hai, kinh Dương minh thọ bệnh, Dương minh chủ cơ nhục, đường kinh đi cặp theo mũi liên lạc ở mắt rồi đi xuống vào bụng, cho nên mình nóng sốt, mắt đau, mũi khô, nằm không yên.
Ngày thứ ba kinh Thiếu dương thọ bệnh, Thiếu dương chủ cốt, kinh mạch Thiếu dương đi cặp hai bên ngực và hông lên tới trên liên lạc với tai, cho nên hông sườn đau mà tai điếc. Nếu ba đường kinh dương và lạc mạch thọ bệnh mà bệnh tà chưa nhập lý chưa nhập âm tạng thì có thể dùng phép phát hãn để khỏi bệnh.
Ngày thứ tư kinh Thái âm thọ bệnh, vì kinh mạch túc Thái âm được bủa quanh dạ dày, bên trên liên lạc với cổ họng, cho nên bụng trướng đầy mà họng thì khô khan.Ngày thứ năm kinh Thiếu âm thọ bệnh, kinh mạch túc Thiếu âm xuyên suốt trong thận, trên liên lạc với phế và gốc lưỡi, cho nên miệng lưỡi khô ráo và khát nước.
Ngày thứ sáu kinh Quyết âm thọ bệnh, kinh mạch túc Quyết âm chạy vòng quanh trước bộ phận sinh dục và liên lạc với can, cho nên bệnh phiền muộn mà dái teo.
Nếu ba đường kinh âm, kinh dương, và ngũ tạng lục phủ đều thọ bệnh, khiến cho khí dinh vệ không vận hành được, khí của ngũ tạng cũng không thông, thế thì người sẽ chết.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Lưỡng cảm Biểu lý và tạng phủ đều bị bệnh.
(2) Thiếu dương chủ cốt: Có tài liệu ghi chủ đởm. Nhưng theo Toàn Nguyên Khởi :“Thiếu dương là biểu của can, can hầu cân, cân hội tại cốt, đó là thể hiện tinh ba của khí thiếu dương, cho nên nói: “Thiếu dương chủ cốt’’.Giáp ất kinh và sách Thái tố đều nói •chủ cốt. Sách Linh khu thiên kinh mạch mục Đởm túc Thiếu dương cũng có câu :“Thị chủ cốt sở sinh bệnh giả ”,
(3) Phiền mãn nhi nang súc Có nghĩa là trong lòng thì phiền muộn mà dối thì teo đi.
E- LỜI BÀN :
Đoạn kinh vàn này bàn về bệnh sốt của lục kinh do cảm nhiễm hàn tà đều thuộc chứng nhiệt, chứng thực. Cách trình bày này có khác với “Thương hàn luận”của Trương Trọng Cảnh. Vì trong Thương hàn luận bệnh chứng tam dương thuộc nhiệt, tam âm thuộc hư hàn.
Bởi thế cho nên kinh văn nói tam dương thọ bệnh mà