CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

I – Tâm chủ về huyết mạch:

Chủ có ý là chủ trì quản lý, huyết là chỉ huyết dịch, là vật chất doanh dưỡng quan trọng của con người, mạch là chỉ mạch quản, kinh mạch là con đường vận hành khí huyết của cơ thể con người, Đông y gọi mạch là phủ của huyết. Sở đĩ bảo Tâm chủ huyết mạch, là chỉ về công năng sinh lý vận hành ờ trong mạch thúc đẩy huyết dịch của tạng Tâm. Tâm chủ về huyết mạch bao gồm hai phương diện là Tâm chủ huyết và Tâm chủ mạch.

1. Tâm chủ huyết:

Tâm chủ huyết là chỉ về Tâm có thể thúc đẩy vận hành huyết dịch, để vận chuyển vật chất doanh dưỡng; Lục phủ ngũ tạng của con người ta, tứ chi trăm đốt, cơ bắp, da lông đềụ dựa vào sự nuôi dưỡng của huyết dịch, mói có khả năng phát huy công năng sinh lý bình thường của nó, mà sự vận hành huyết dịch với công năng của năm tạng có quan hộ tương quan mật thiết, trong đó tác dụng của Tâm lại càng quan trọng. Công năng Tâm chủ huyết được bình thường mói có khả năng phân bố, huyết dịch đi khắp toàn thân, mới có thể phát huy tác dụng, cho nên Thiên Ngũ tạng sinh thành sách loại huyết đều thuộc vé Tâm”. Vương Băng chú thích rằng: “Can tàng huyết, Tâm vận hành. Có thể thấy Tâm có công năng quản lý tất cả các huyết dịch toàn thân,đồng thời nó thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch.

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Sự vận hành bình thường của huyết dịch lại dựa vào sự tác động bình thường của tạng Tâm, rnà sự tác động bình thường của tạng Tâm, thì chủ yếu lại dựa vào Tâm khí. Chỉ có Tâm khí đầy đủ mói có thể duy trì dược Tâm lực bình thường, Tâm xuất bình thường, Tâm luật bình thường huyết dịch mới có thể vận hành bình thường ở trong mạch trôi chảy không ngừng, doanh dưỡng toàn thân mà biểu lộ ra sắc mật đỏ nhuận tươi sáng, mạch tượng biểu hiện hoà hoãn có lực. Ngoài ra sự vận hành bình thường của huyết dịch, cũng lại dựa vào sự đồi dào của bản thân huyết dịch, nếu như huyết thiếu không đầy đủ, mạch rỗng không, thì cũng giống như bị ảnh hưởng tới nhịp dập bình thường của tạng Tâm, và sự vận hành bình thường của huyết dịch. Huyết đi ở trong mạch, mạch đạo thông lợi cũng là điều kiện để chứng minh huyết dịch vận hành bình thường.

Có thể thấy sự vận hành bình thường của huyết dịch, chủ yếu lại dựa vào sự đầy đủ của Tâm khí, huyết địch dồi dào và đường mạch thông lợi. Nếu như Tâm khí bất túc, huyết dịch khuy hư, mạch đạo không lợi, sẽ hình thành biểu hiện huyết đi không lợi, hoặc huyết mạch rổng khống mà thấy các chứng: sắc mặt kém tươi, mạch Tế Nhược vồ lực, thậm chí phát sinh khí vộ huyết ứ mà biểu hiện như sắc mặt tối trệ, mỏi lưỡi tím tái, vùng Um ô ẩm và đau nhói, mạch Kết, Đại, Súc, Sáp v.v.

2. Tâm chủ mạch:

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Tâm vị trí nằm ờ trong ngực, có liên quan đến mạch, hình thành một hộ thống vận hành tuần hoàn mật thiết. Tâm trong sự sống của con người ta không ngừng hoạt động, thông qua kinh mạch vận chuyển huyết dịch đem tới các tổ chức khí quan tạng phủ, để duy tri sự hoạt động sinh mệnh được bình thường. Thiên Nuy luận sách Tố Vấn nói: “Tâm chủ huyết mạch của toàn thân”. Thiên Lục tiết tạng tượng luân sách Tố Vấn lại nói: “Huyết mạch có đáy đủ là nhờ vào Tâm”,”Tại cơ thể là mạch. Tại tạng là Tâm. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn lại nói: “Tâm hợp với mạch”, tức là nhằm vào tạng Tâm, mạch và huyết dịch được tạo thành bởi một hệ thống tương đối độc lập mà nói, đó là một hệ thống công năng sinh lý, đều do Tâm làm chủ. Mạch đạo sở đĩ có khả năng đem huyết dịch đi khắp toàn thân, chủ yếu để duy trì hoạt động là do tạng Tâm bình thường.

Tạng Tâm hoạt động có quy luật, mạch quản và tạng Tâm thông với nhau, hoạt dộng cũng tuỳ theo mà sinh ra quy luật, gọi là “Mạch bác”, ở một vài bộ phận trong cơ thể, nhip đập có thể sờ mó trực tiếp thấy đập, như hai bên cạnh cổ Mạch Nhân nghinh, Mạch Thốn khẩu ở cổ tay, ở chân là mạch Xung dương, nhịp đập đều có thể sờ thấy được. Đông y thông qua sờ mó một vài bộ vị mạch động, để có thể biết được sự thịnh suy của khí huyết toàn thân, làm căn cứ để chẩn đoán tật bệnh, gọi là “Mạch chẩn”. Tại tình huống sinh lý bình thường, Tâm khí đẩy đủ, khí huyết vận hành thông sướng, cơ năng sinh lý toàn thân bình thường, thì mạch đập có nhịp đểu đặn, hoà hoãn có lực. Nếu như công năng Tâm chủ huyết mạch bị thất thường, có thể sản sinh bệnh lý biến hoá tương ứng, mạch đập có thể biểu hiện thay đổi khác thường như: Nhược, Kết, Đại, Súc, Sáp.

II – Tâm chủ về thần chí:

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Tâm chủ về thần chí, tức là Tâm chủ về thần minh, hay gọi là “Tâm tàng thần”: Thần ở đây cỏ thể chia ra nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Thần theo nghĩa rộng là chỉ biểu hiện ra bên ngoài sự hoạt động của con người, là khái quát cao độ đối với hoạt động sinh mệnh của con người, nó có thể thông qua con người phản ánh ra bôn ngoài như; sắc mặt, sắc thần, biểu hiện tình chí, lời nói, dộng tác v.v, đó là loại thần cũng là câu nói thông thường gọi là “Thẩn khí”, là nội dung quan trọng trong vọng chẩn của Đông y. Thiên Di tính biến khí luận sách Tố Vấn nói: “Có Thần thì sống, mất thần thì chết”, mà trong đó, thần là chỉ ý nghĩa rất rộng.

Thần theo nghĩa hẹp là chỉ tình thần con người, ý thức và tư duy hoạt động. Tâm chủ thần chí, tức là chỉ thần theo nghĩa hẹp. Như thiên Bản thần sách Linh khu nói: “Sở dĩ đảm nhiệm bất cứ việc gì cũng bảo là Tâm, gọi là “Đảm nhiệm’ tức là ý tứ tiếp thu tin tức bên ngoài”.

Quan niệm chỉnh thể của đông y Tạng Tượng học là lấy ngũ tạng làm trung tâm, tinh thần hoạt động của nó đem quy thuộc vào năm tạng của con người, cho rằng công năng hoạt động của năm tạng, sản sinh ra tinh thần, ý thức và tư duy hoạt động của con người. Tạng phù khác nhau với sự tương thông hoạt động tinh thần khác nhau, như Thiên Tuyên minh ngũ khí sách Tố Vấn nói: “Tâm tàng thần, Phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Thận tàng chí”. Có thể thấy sự phân thuộc trong năm tạng là tinh thần và hoạt động, thần tức là thuộc về tạng Tâm.

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Hoạt động thần chí của con người với tạng Tâm có quan hộ rất mật thiết, đó là bởi vì Tâm là chức quan Quân chủ, là phủ của thần minh, là trung tâm của sản sinh hoạt động tinh thần và chứa đựng. Thiên Tà khách sách Linh Khu nói : “Tâm là đại chủ của năm tạng sáu phủ vậy, tinh thần trú ngụ ở đó”, rõ ràng chỉ ra Tâm là cơ sở sản sinh ra hoạt động tinh thần. Nếu như công năng sinh lý của Tâm bình thường, thì thần chí tinh minh sáng suốt; Nếu như Tâm phát sinh bệnh lý biến hoá, thì sẽ dẫn đến Tâm thần khác thường.

Hoạt động thần chí của con người là lấy khí huyết làm cơ sở vật chất, Như thiên Bát chính thần minh luận sách Tố Vấn nói: “Khí huyết là thần của con người”,Tâm chủ huyết mạch, huyết là cơ sở vật chất của hoạt động tinh thân. Như thiên Bản thần sách Linh Khu nói: ‘Tâm chứa mạch, trong mạch có thần”, thiền Doanh vệ sinh hội sách Linh khu nói: “Huyết là thần khí vậy”.  Thiên Bình nhân tuyệt cốc sách Linh Khu lại nói: “Huyết mạch hoà lợi, tinh thần có nơi Sự vận hành bình thường của huyết và sự sung mãn là diều kiện quan trọng của Tâm chủ về thần chí, nếu như huyết dịch suy yếu, hoặc vân hành bất lợi, cũng có thể dẫn đến thần chí khác thường”.

Tâm là đại chủ của năm tạng, sáu phủ, hoạt động thần chí của con người tuy phân thuộc vào năm tạng, nhưng phải lấy huyết dịch làm cơ sở vật chất, mà Tâm làm chủ huyết mạch, cho nên Tâm có khả năng làm chủ vẻ thần chí, sở đĩ sách Loại kinh của Trương Cảnh Nhạc đòi Minh chỉ ra: “Tâm là chủ cuả tạng phủ, mà tổng thống về hồn phách, cũng cai quản về ý chí, cho nên nhiễu động vào Tâm, chủ Phế bị liên quan, tư lự động vào Tâm thì Tỳ bị liên quan, cáu giận động vào Tâm, thì Can bị liên quan, sợ sệt động vào Tầm thì Thận có liên quan, cho nôn lấy ngũ chí làm sứ giả của Tâm vậy”. Lại nói “Tình chí tổn thương, tuy nắm tạng có khác nhau, nhưng tìm nguyên do cũng không ngoài Tâm mà ra! Ở trạng thái bệnh lý, như Tâm chủ vế thẩn chí công nàng bị khác thường, thì sẽ biểu hiện tinh thần tư duy hoạt động bị thường ngại, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Mất ngủ, hay mê, thẩn chí khổng linh hoạt, thậm chí điên cuồng, hoặc phản ứng chậm chạp, hay quên, tinh thần uỷ mỵ khốn đốn, nặng thì hôn mô bất tỉnh nhân sự.

III – Tâm chủ về mồ hôi

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Mổ hôi là tác dụng của khí hoá chưng cất tân dịch thông qua dương khí theo huyền phủ (Tức là lỗ chân lông) bài xuất tiết dịch ra bên ngoài. Sở dĩ thiên Âm dương biệt luận sách Tố Vấn nói: “Dương thêm vào âm bảo là mổ hôi”. Sách Ôn bênh điều biện của Ngô Cúc Thống đôi Thanh cũng nói. “Mồ hôi, hợp với dương khí âm tinh cùng hoá mà bài tiết ra vậy”. Bài tiết mồ hôi lại dựa vào vệ khí có tác dụng đóng mở đối với tấu lý. Tấu lý mở thì mồ hôi bài tiết ra; Tấu lý đóng thì không có mồ hôi. Do bởi mồ hôi là từ tân dịch hoá ra, máu và mồ hôi lại cùng một nguồn mà ra, do đó có câu “Mồ hôi và máu cùng một nguồn”, mà huyết lại do Tâm làm chủ, mồ hôi là dịch của huyết, do khí hoá mà thành dịch, cho nên gọi “mồ hổi là dịch của Tâm” tức là Tâm chủ về hãn dịch, chính như sách Y tông tất độc của Lý Sí Tài dời Minh nói: “Tâm chứa ở bên trong là huyết, phát ra bên ngoài là mồ hôi, mồ hôi là dịch của Tâm vậy”.

Do bởí mồ hôi và huyết dịch trên cơ sở sinh lý có quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trên cơ sở bệnh lý chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Cũng trên quan hệ mồ hôi và huyết dịch mà nói, ra mồ hôi quá nhiều, thì có thể hao huyết thương tân; Ngược lại tân khuy huyết thiếu, nguồn mổ hôi bất túc, cũng không nên phát hãn, Mất huyết thì không có mổ hôi, mất mổ hôi thì không có huyết tức là nói cái lý đó. Cõng như quan hệ mồ hôi vói Tâm mà nói, mổ hôi ra quá nhiều cũng dẫn đến hao thương khí huyết của Tâm,cũng cỏ thể xuất hiện triệu chứng, hồi hộp, sợ sệt, do bởi mồ hôi xuất ra là kết quả của dương khí chưng hoá tân dịch, cho nên mổ hôi ra quá nhiều, cũng có thể đẫn đến đương khí của cơ thể bị tổn thương, như ỏỉ trong quá trình tật bệnh xuất hiện mồ hôi ra đầm đìa, khí theo mổ hôi mà thoát ra có thể dẫn đến vong âm, vong dương. Ngược lại âm dương khí huyết đương lúc bất túc, cũng có thể dẫn tới ra mồ hôi tính bệnh lý, như Tâm khí hư, biểu vô bất cố mà tự ra mồ hôi; Tâm âm hư, âm không liễm dương mà ra mổ hôi trộm; Tâm dương bạo thoát, thì có thể thấy mồ hôi ra đầm dìa hoặc mồ hôi ra như giọt châu.

IV – Tâm là đại chủ của năm tạng sáu phủ:

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Các khí quan trong cơ thể con người sở đĩ có thể hiệp điều lẫn nhau, duy trì các loại công năng sinh lý của cơ thể, chủ yếu rõ ràng có một cái chủ trì tối cao, mà cái chủ trì tối cao ấy,
tức “Tâm” là chức quan quân chủ. Thiên Linh lan bí điển luận sách Tố Vấn nói: “Tâm là chức quan quân chủ vậy”; Thiền Khách tà sách Linh Khu và Khẩu vấn sách Linh Khu gọi “Tâm là Đại chủ của năm tạng sáu phủ”. Tâm như quân chủ, chứa tể, hiệp điều các hoạt động sinh lý của ngũ tạng lục phủ, từ đó mà duy trì trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể.
Tâm là đại chủ của năm tạng sáu phủ, chủ yếu là do công năng Tâm chủ huyết mạch và Tầm chủ thần minh quyết định. Các tổ chức khí quan tạng phủ của cơ thể, sờ đĩ phát huy được công năng sinh lý, đều không rời khỏi bồi dưỡng của khí huyết, cho nên sách Cảnh nhạc toàn thư nói: “Nghĩ như cái đạo hoá sinh, lấy khí làm gốc, vạn vật trong tròi đất, đều từ đó mà ra, con người ta sinh ra, hoàn toàn dựa vào cái khí ấy. Thiên Ngũ tạng sinh thành thiên sách Tố Vấn nói: “Can dựa vào huyết mới có thể nhìn được, chân nhận được huyết mới có khả năng bước, tay nhận được huyết mới có thể nắm được, ngón tay nhận được huyết mói có thể cầm, giữ được”. Mà khí huyết thông qua mạch quản để đi tói khắp toàn thân, là lấy động lực mạch đập của tạng Tâm, tức là công năng Tâm ” Chủ huyết mạch”.

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Chỉ có công năng Tâm chủ huyết mạch bình thường, các tổ chức khí quan tạng phủ của toàn thân mới có thể phát huy cổng năng sinh lý được bình thường, khiến cho hoạt động sinh mệnh được liên tục. Nếu như Tâm chù huyết mạch công năng bị trướng ngại, thì sẽ có Thể ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức khí quan tang phủ. Một khi nhịp đập của tạng Tâm bị đình chỉ, công năng của năm tạng sáu phủ cũng mất ngay. Hoạt động sinh mệnh cũng theo đó mà kết thúc. Tinh thần ý thức tư duy hoạt động của con người, không chỉ là bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động sinh mệnh con người, là do công nàng sinh lý của năm tạng sản sinh và duy trì, dưới điều kiện dặc biệt, lại có thể ảnh hưởng đến sự hiệp điều thăng bằng trôn các phương diện công năng sinh lý của con người. Mà tinh thần ý thức tư duy hoạt động của con người, thì chủ yếu là do Tâm chủ trì, chỉ có công năng bình
thường của Tâm chủ thần chí, thì các tổ chức khí quan tạng phủ cơ thể mới có khả năng hiệp điều lẫn nhau, từ đó mà duy trì được hoạt động sinh lý. Nếu Tâm chủ vé thẩn chí công
năng phát sinh trướng ngại, tất sẽ liên luỵ tới năm tạng sáu phù, khiến cho cơ thể phát sinh các loại bệnh biến. Cho nên, thiên Linh lan bí điển luận sách Tố Vấn nói:”Chủ sáng suốt thì
ở dưới sẽ an”. Lấy đó mà dưỡng sinh thì sống lâu, suốt đời không bị nguy, là cái điều cực tốt cho thiên hạ. Chủ không sáng suốt, thì cả mười hai quan nguy, khiến cho con đường bế
tắc không thông, thể ừ sang sẽ bị tổn thương lớn, nuôi dưỡng cái tai ương cho thiên hạ thì là đại nguy, nên cẩn thận, cẩn thận.

CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG TÂM

Theo “Trung Y Tạng tượng học”

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.