Liệt Dương

Thế nào là Liệt dương?

Liệt dương là một bệnh thuộc nam khoa. Còn gọi là dương nuy; trong đó “dương” chỉ cơ quan sinh dục ngoài của nam giới, còn “ nuy” là liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được. Dương nuy là hiện tượng có ham muốn nhưng dương vật không thể hoặc hoặc cương yếu để giao hợp. Trong Y văn cổ có sách ghi ‘Dương nuy’, ‘Âm nuy’, ‘Dương Vật Bất Cử’.

Theo y học hiện đại:

Liệt dương có thể phân làm hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là từ khi lớn lên chưa hề có dương vật cương và phóng tinh do suy sinh dục từ tuổi dậy thì. Liệt dương thể thứ phát có thể phân làm loại do tổn thương thực thể và loại do rối loạn chức năng.

Liệt dương do tổn thương thực thể

Thường là thứ phát của các bệnh tim, phổi, thận, não, do các bệnh nội tiết như bệnh cường giáp, bệnh của tuyến thuỳ, tuyến thượng thận, bệnh của tinh hoàn, tiểu đường, do các bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm dịch hoàn (do quai bị), viêm chất xốp dương vật, liệt dương, còn có thể do chấn thương ngoại khoa, bệnh cột sống, nhiễm độc thuốc…

Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân chính dẫn đến chứng liệt dương ở một nửa nam giới độ tuổi trên 50, bao gồm: chứng xơ vữa động mạch, chứng bệnh liên quan đến mạch ngoại biên, huyết áp cao, bệnh tim, chấn thương mạch máu, lượng cholesterol cao.

– Các bệnh mãn tính như tiểu đường (khoảng 60% đàn ông bị tiểu đường mắc chứng liệt dương), thận, xơ gan… cũng liên quan đến chứng liệt dương.

– Các bệnh liên quan đến thần kinh như chứng xơ cứng động mạch, chấn thương tủy sống… Khi hệ thần kinh có vấn đề, việc truyền tín hiệu từ não xuống các mạch máu của “cậu nhỏ” sẽ bị ảnh hưởng.

Các dây thần kinh kích thích ham muốn tình dục có thể bị “trục trặc” khi tiến hành phẫu thuật vùng xương chậu.

– Các bệnh đường hô hấp như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, ngưng thở khi ngủ… cũng là nguyên nhân gây chứng liệt dương.

– Tình trạng của “cậu nhỏ”: hiện tượng cương sưng dương vật, nhiễm trùng có thể làm tổn thương các mô, ảnh hưởng đến khả năng “hoạt động” của “cậu nhỏ”

Thuốc

Có khá nhiều loại thuốc điều trị là nguyên gây ra hoặc góp phần vào chứng liệt dương:

– Thuốc trị huyết áp, đặc biệt là thuốc beta-blockers (dược phẩm làm giảm hoạt động của tim sau nhồi máu cơ tim )

– Thuốc chữa bệnh tim

– Thuốc dị ứng

– Thuốc chống suy nhược

– Thuốc an thần

– Thuốc trị co giật

– Thuốc chống lở loét

– Thuốc ngủ

Chấn thương

Những sang chấn ở các khu vực như tủy sống, tuyến tiền liệt, bàng quang, khung xương chậu hoặc trên chính cậu nhỏ sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh, làm mềm các cơ, động mạch… dẫn tới liệt dương.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ổ bụng, tuyến tiền liệt, bàng quang… có thể làm “chết” một số dây thần kinh và mạch máu liên quan tới khả năng cương cứng.

Đặc điểm lâm sàng của liệt dương do tổn thương thực thể là bệnh nặng dần, không có hiện tương cương dương vật vào lúc sáng sớm hoặc cương bất kỳ.

Liệt dương do rối loạn chức năng

Thường do yếu tố tâm thần (mà y học cồ truyền gọi là nguyên nhân “thất tình” như tình cảm lạnh nhạt, buồn phiền, kinh sợ, lo lắng hoặc không tha thiết về tình dục).

Đặc điểm của loại bệnh này là sáng dậy dương vật có cương hoặc cương bất kỳ, lúc cương, lúc không, có thể trị khỏi bằng ám thị, tâm lý liệu pháp, thuốc nam, châm cứu.

Liệt dương

Nguyên Nhân liệt dương:

Nguyên nhân gây nên liệt dương có nhiều, cơ sở bệnh lý theo y học cổ truyền phòng khám đông y hoàn xuân đường qui nạp chủ yếu: Thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ.

Thận hư bao gồm khí huyết bất túc, nặng thì mệnh môn hoả suy.

Thấp nhiệt thường do ăn nhiều chất béo ngọt hoặc nghiện rượu sinh thấp, sinh nhiệt hoặc do bệnh nhiễm.

Khí trệ do tình chí thất thường làm cho can khí bị uất kết. Can tàng huyết, chủ cân mạch, mạch lạc không thông, dương vật thiếu nuôi dưỡng sinh ra chứng liệt dương.

Khí trệ và huyết ứ thường có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau.

Tâm tỳ hư Thường gặp trong chứng Liệt dương do cơ thể suy nhược

Biện Chứng Luận Trị bệnh liệt dương

1. Liệt dương do Tâm tỳ hư

a. Triệu chứng: Da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít di tinh, liệt dương, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Thường gặp trong chứng Liệt dương do cơ thể suy nhược

b. Pháp điều trị: Ôn bổ tâm tỳ (kiện tỳ an thần)

c. Bài thuốc:

Bài 1: Quy tỳ thang gia giảm

Mộc hương 6g Sinh khương 5g Bạch truật 12g Táo nhân 8g

Đương qui 12g Viễn trí 8g Phục thần 8g cao ban long 12g

Hoài sơn 12g Long nhãn 12g Đẳng sâm 16 Hoàng kỳ 12

Hà thủ ô 12g Thục địa 20 Xa nhân 6 Kỉ tử 12

ý dĩ 12g

Bài 2: Sâm truật khởi ủy thang:

Đẳng sâm15g Chích hoàng kỳ15g Sinh bạch truật10g Sinh sơn dược10g

Phục thần10g Long nhãn nhục10g Mộc hương 6g Viễn chí10g

Ngũ vị tử 10g Chích cam thảo 6g

Cách dùng: Đổ 1000ml nước sắc còn 450ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều. Ngày 1 thang

Bài 3: Ích khí khởi ủy tán:

Nhân sâm 20g Bạch truật (sao) 30g Ngũ vị tử 30g Phục linh 20g

Đương quy 20g Bạch thược 20g Hắc táo nhân 20g Sơn dược (sao) 20g

Thỏ ty tử 20g

Cách dùng: cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 3g, pha với nước sôi để uống. Ngày uống 3 lần.

Bài 4: Dưỡng Tâm khởi ủy tán

Đẳng sâm 30g Sinh Bạch truật 30g Sinh sơn dược 30g Phục thần 30g

Viễn chí 20g Ngũ vị tử 30g Đương quy 20g Sinh bạch thược 20g

Hắc táo nhân 20g Thỏ ty tử 20g

Cách dùng: cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 3g, pha với nước sôi để uống. Ngày uống 3 lần

2. Liệt dương do Thận Hư, mệnh môn hỏa suy:

a. Triệu chứng: Mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, sắc mặt xạm đen, hoa mắt, ù tai, hoạt tinh hoặcxuất tinh sớm (tảo tinh, tiết tinh), lưỡi sắc nhợt, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Nhược, vô lực. Thường gặp nơi người thủ dâm, sinh dục quá độ, tiên thiên bẩm tố kém, rối loạn thần kinh chức năng.

b. Pháp điều trị: Ích thận, cố tinh, – bổ thận tráng dương

c. Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Tả Quy Hoàn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư):

Lộc giác giao 16g Kỉ tử 16g Qui bản giao 16g Thỏ ti tử 16g

Hoài sơn 16g Thục địa 32g Ngưu tất 12g Sơn thù 12g

Trong bài, Lộc giác giao bổ can thận, ích tinh huyết, là chủ dược; Quy bản + Thục địa + Câu kỷ tử để bổ âm huyết; Sơn dược + Sơn thù + Ngưu tất để bổ thặn cố tinh; Thỏ ty tử bổ dương, ích âm, cố tinh

Trường hợp chân tay lạnh mạch Trầm, Trì, Nhược, thêm Tắc kè, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc), Nhục thung dung, Hắc Phụ tử, Quế nhục để trợ dương. Trường hợp khí kém, mệt mỏi nhiều gia Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.

Bài thuốc 2: Tán dục đơn

Ba kích nhục10g Đỗ trọng 12g Bạch truật 8g Đương quy 8g

Câu kỷ tử 8g Nhục thung dung 8g Dâm dương hoắc 8g Nhục quế 4g

Phỉ tử 8g Phụ tử 8g Sơn thù 8g Thục địa 16g

Tiên mao 8g Xà sàng tử 8g

Bài thuốc 3: Ôn bổ cường thận thang:

Thục địa 10g Đỗ trọng 10g Ba kích 10g Dâm dương hoắc 10g

Sơn thù du 10g Tang phiêu tiêu 10g Sơn dược (sao) 10g Thỏ ty tử 10g

Ngũ vị tử 10g

Cách dùng: Đổ 1000ml nước sắc còn 450ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều. Ngày 1 thang

Bài thuốc 4: Sâm nhung tán dục tán:

Nhân sâm 20g Lộc nhung 10g Hải mã 10g Hải long 10g

Tử hà xa 1 cái Ngũ vị tử 20g Sơn thù 20g

Cách dùng: cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 2g, pha với nước sôi ấm để uống. Ngày uống 2 lần. Uống liên tục 2 tháng là 1 liệu trình. Có thể điều trị 2-3 liệu trình.

3. Liệt dương do Khí trệ huyết ứ:

a. Triệu chứng: Tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, tính tình nóng nảy, sắc mặt xạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyết sắc tím, mạch Huyền hoặc Sáp.

b. Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết hoá ứ, dưỡng can thận.

c. Bài thuốc:

Bài thuốc : Huyết Phủ Trục Ứ Thang Gia Giảm (Y Lâm Cải Thác)

Sài hồ 4 Cam thảo 4 Cát cánh 6

Xuyên khung 6 Chỉ sác 8 Đào nhân 16 Đương qui 12

Hồng hoa 12 Ngưu tất 12 Sinh địa 12 Dâm dương hoắc 12

Phá cố chỉ 12 Ba kích 12 Kỉ tử 10 Hương phụ 8

Trong bài, Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ; Chỉ xác, Hương phụ hành khí; Xuyên Ngưu tất, Kỷ tử, Ba kích thiên, Bổ cốt chi, Tiên linh tỳ bổ can thận

4. Liệt dương doThấp nhiệt hạ chú

a. Triệu chứng: Khát nước, liệt dương, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, dầy, mạch nhu sác. Thường gặp nơi người đường tiểu bị thấp nhiệt, viêm nhiễm, có sỏi, sỏi tiết niệu lâu ngày.

b. Pháp điều trị: Tư âm thanh nhiệt trừ thấp

c. Bài thuốc:

Bài thuốc 1: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn

Đan bì 10g Trạch tả 10g Tri mẫu 10g Sơn thù 15

Bạch linh 10g Hoàng bá 10g Hoài sơn 15g Sà sàng 4g

Hoắc hương 10g

Trong bài, Sinh địa + Đơn bì + Tri mẫu + Hoàng bá để thanh nhiệt; Bạch linh, Trạch tả thêm Hoạt thạch + Cam thảo để trừ thấp; Thêm Thỏ ty tử + Ích trí nhân + Tiên linh tỳ + Quy bản để bổ ích can thận

Bài 2: Hoàng bá trạch tả thang

Hoàng há 10g Khổ sâm 10g Phục linh 10g Trạch tả 10g

Ý dĩ 10g Thông thảo 6g Xích thược 10g Đạm trúc diệp 3g

Cách dùng: Đổ 1000ml nước sắc còn 450ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều. Ngày 1 thang. Uống liên tục vài tháng, đến khi thấp nhiệt được thanh trừ thì ngưng thuốc.

Tóm lại: Liệt dương có nhiều nguyên nhân gây ra nên có các thể bệnh khác nhau. Do đó bệnh nhân cần thăm khám cẩn thận trước khi điều trị. Không nên tùy tiện dùng các loại thuốc mà lợi bất cập hại.

Bs: Nguyễn Như Hoàn

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.