Mi mắt là một cơ quan quan trọng của cơ thể giúp bảo vệ mắt bé khỏi sự xâm nhập của những dị vật có thể làm hại mắt. Chỉ có độ dày khoảng 0,3 mm nhung mi mắt phải đóng mở trung bình 10.000 lần một ngày và phải tiếp xúc với vô số bụi bẩn, vì vậy mi mắt rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến hai bệnh lý thường gặp gây rất nhiều lo âu cho quý phụ huynh là bệnh chắp và lẹo.

Chắp và lẹo có phải là hai bệnh lý khác nhau không và cách phân biệt?

Đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Lẹo gây sang thương ở bờ tự do của mi mắt, nguyên nhân thường là do tụ cầu gây viêm cấp tính tuyến Zeis. Bệnh tiến triển nhanh gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đó, đau. Sau 3-4 ngày, lẹo hóa mủ đóng còi màu vàng nhạt rồi vỡ thoát cả còi lẫn mủ ra ngoài.

Chắp gây sang thương ở mặt ngoài mi mắt có dạng cục, chắc, giới hạn rõ, không di động. Nguyên nhân do tình trạng viêm mạn tính tuyến Meibomius mi mắt, khi bị bội nhiễm da vùng sang thương sẽ trở nên đỏ, sưng tấy mi mắt và tiết ra chất dịch trắng gây dính mi mắt với nhau. Chắp ít đau hơn lẹo và tiến triển chậm hơn.

Hình ảnh sau giúp chúng ta dễ hình dung và phân biệt hai bệnh lý này

hình ảnh lẹo và chắp
hình ảnh lẹo và chắp

Phương pháp điều trị chắp và lẹo

Điều trị lẹo: Nếu lẹo chưa hóa mù thì điều trị bảo tồn bằng kháng sinh nhỏ mắt hay uống theo chỉ định của bác sĩ. Khi lẹo đã hóa mù thì cần khám chuyên khoa mắt để được nạo lấy mủ và còi, sau nạo cần dùng kháng sinh thoa tại chỗ và băng mắt trong 1-2 ngày. Lẹo rất hay tái phát và lây từ mắt này sang mắt khác, tuy nhiên nếu việc tái phát diễn ra quá thường xuyên thì khám xem có bệnh lý toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, stress.

Điều trị chắp: Nếu chắp nhỏ thì điều trị bảo tồn bằng cách chườm nóng. Nếu chắp lớn thì cần mổ nạo thật sạch chất nhầy, mô xơ để tránh tái phát. Nếu chắp tái phát thường xuyên cần gửi mẫu giải phẫu bệnh lý để tầm soát ung thư tuyến Meibomius.

Cách phòng ngừa bệnh?

Cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh mắt: đeo kính khi ra đường, bỏ thói quen dùng tay dụi mắt, khi mắt bị bụi có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Khi mắt bị bệnh, không được tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hay không được tự ý rạch tháo mù vì có thể làm cho sang thương lan rộng hơn, tái phát, gây sẹo xấu, quặp mi,… những biến chứng này đều rất dai dẳng và khó điều trị.

Việc nhỏ mắt cho trẻ em tưởng chừng như đơn giản nên hiếm khi phụ huynh được hướng dẫn cách nhỏ mắt đúng mà chỉ làm theo thói quen. Nhưng thực tế đã có nhiều phụ huynh không thể nhỏ mắt cho trẻ đúng số lần bác sĩ chỉ định (thường là 4 – 6 lần/ngày), nhất là đối với trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ nhỏ thường quấy khóc, vùng vẫy và nhắm chặt mắt lại nên không tài nào nhỏ thuốc vào mắt trẻ. Thậm chí một số bé còn dụi mắt mạnh và liên tục khi nhỏ thuốc vào mắt làm cho mắt đỏ lên, có thể hơi sưng nhẹ, gây lo lắng cho ba mẹ. Các phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn sau để nhỏ mắt cho con dễ dàng hơn và an toàn hơn. Chuẩn bị trước khi nhỏ mắt

Rửa sạch mặt và tay bé, vì khi nhỏ mắt cho bé thuốc thường trào ra quanh mắt và bé hay dùng tay dụi mẳt.

Rửa sạch tay người nhỏ mắt cho bé.

Kiểm tra chai thuốc xem có đúng loại mình định dùng cho bé không? Chai thuốc còn nguyên vẹn không? Còn hạn sử dụng không?

Chuẩn bị sẵn khăn mặt sạch hoặc gòn sạch.

Tiến hành nhỏ mắt

Đặt trẻ nằm ngửa, không kê gối. Nếu trẻ lớn biết hợp tác hoặc người lớn thì ngồi, đầu ngửa tối đa.

Một tay cầm chai thuốc, dùng ngón trỏ của tay còn lại đặt lên ngay dưới mi mắt dưới, ờ điểm giữa, kéo nhẹ mi mắt dưới xuống để thấy phần có màu hồng hồng ở mặt trong của mí dưới. Để chai thuốc gần mắt (nhung không được chạm vào mắt), nhỏ 2 giọt thuốc vào chỗ tiếp giáp giữa phần hồng cùa mí mắt dưới với tròng mắt.

Buông tay để trẻ nhắm mắt lại, không được dụi mắt, đối với trẻ nhỏ cần lưu ý giữ tay bé và dỗ dành để bé không dụi mắt và không quấy khóc. Thấm nước tràn ra quanh mắt bằng khăn sạch hoặc gòn sạch.

Đậy nắp chai thuốc cẩn thận, lưu ý một số thuốc nhỏ mắt cần bảo quản tránh ánh sáng, do đó nên cất chai thuốc trở lại vào bao bì (thường là hộp giấy).

 

Bài trướcChia sẻ kinh nghiệm liên quan đến bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em
Bài tiếp theoChọn kính đeo cho bé như thế nào?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.