ĐẦU LÂM KHẤP

頭臨泣穴

G 15 Tóu línqì xué

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

Xuất xứ của huyệt Đầu Lâm Khấp:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Đầu Lâm Khấp:

– “Lâm” có nghĩa là ở trên soi xuống, Kiểm soát.
– “Khấp” có nghĩa là nước mắt.
Huyệt ớ trên chân tóc trán, ngay con ngươi 0.5 thốn bên trong đường chân tóc. Đặc biệt no có tác dụng trong chẩn trị, hạn chế nước mắt qua nhiều do rói loạn ở mắt. Vì thể mà có tên là Lâm khấp. Gọi Đầu Lâm-khấp để phân biệt với huyệt Túc Lâm- khấp ỏ chân.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ồ vùng đầu, mí trên mắt thắng lên, vào chân tóc 5 phân ổ chỗ hõm. Mắt nơi ra nước mắt. Huyệt ỏ trên đó được gọi là Đầu Lâm- khấp”.

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

Tên Hán Việt khác của huyệt Đầu Lâm Khấp :

Lâm khấp.

Huyệt thứ:

15 Thuộc Đởm kinh

Đặc biệt:

Hội của Túc Thiếu dương, Thái-dương và Dương duy mạch.

Mô tả huyệt của huyệt Đầu Lâm Khấp

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

1. Vị trí xưa :

Con ngươi kéo thắng lên, chỗ hòm trên chân tóc 0,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy Đại thành)

2. Vị trí nay:

xác định huyệt Dương bạch rồi do thẳng lên, vào bờ tóc 5 phân. Huyệt ở trên đường thẳng qua giữa huyệt Thần đình và Đầu duy, trên chân tóc 5 phân.

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đầu Lâm Khấp:

là chỗ cơ trán dính vào cân sọ, dưới nữa là xương trán. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thân kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh V|.

Vị trí huyệt Đầu Lâm khấp

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đầu Lâm Khấp :

1. Tại chỗ:

Đau nhức trước đầu.

2. Theo kinh:

Viêm kết mạc cấp mãn tính, viêm khóe mắt ngoài, chảy nước mắt sống.

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

3. Toàn thân:

Động kinh, nghẹt mũi.

Lâm sàng của huyệt Đầu Lâm Khấp:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Đầu duy trị bệnh chảy nước mắt (Bách chứng). Phối Can du trị bạch ế (Đại thành). Phối Trung chủ trị hoa mắt (Tư sinh). Phối Nghênh hương, Thái xung, Hợp cốc trị đỏ mắt. Phối Kim môn, Hợp cốc trị điếc (Tạp bệnh huyệt pháp ca). Phối Nội đinh trị bệnh thuộc bụng dưới (Ngọc long). Mộc hữu dư nên tả huyệt này, hoặc phối Dương phụ để tả hỏa thi Mộc tự binh (Đồ dực).

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Hợp cốc, Phong trì trị ra gió chảy nước mắt. Phối Can du (cứu) trị bạch ế. Phối Toản trúc, Đồng-tử liêu, Hợp cốc trị chảy nước mắt, mộng thịt. Phối Bách hội, Nhàn trung, Nội quan, Thập tuyên trị trúng phong bất tỉnh nhân sự. Phối Dương cốc, Uyển cốt, Thân mạch trị hoa mắt chóng mặt do phong tà. Phối Can du trị bạch ế.

Phương pháp châm cứu

1. Châm Xiên, 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Không được cứu gây bỏng thành sẹo

Tham khảo của huyệt Đầu Lâm Khấp:

Giải thích công dụng chủ trị của huyệt Đầu Lâm- khấp ?

– “Tý ngọ lưu chú thuyết nan” giải thích rằng: “Túc Thiếu dương ở vùng đầu, có một huyệt Lâm khấp, nằm ở trên mắt đi vào phía chân tóc 5 phân, bên hội với Túc Thiếu dương, Thái-dương, Dương duy. Điểm nó có thể trị được chứng hoa mắt, mắt sinh ế, nằm ở trên cao soi xuống nên gọi là Lâm khấp”. Do đó có thể biết Đầu là chỉ ỏ vùng đầu (Đỏm kinh ở tại chân còn có một huyệt Lâm khấp nữa gọi là Túc Lâm- khấp); Lâm có ý nghĩa là làm đốc, trị lý, khấp có nghĩa là nước mắt chảy không cầm. Huyệt có thể làm cho sáng mắt, cầm nước mắt, vì công dụng như thế mà có tên là Lâm khấp, biết được tên của nó như vậy thì có thê biết được công dụng trị bệnh của nó như thế nào.

ĐẦU LÂM KHẤP
ĐẦU LÂM KHẤP
Bài trướcĐẦU KHIẾU ÂM
Bài tiếp theoĐẦU QUANG MINH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.