HUYỆT CỰ CỐT 
巨骨 穴
LI 16 Jìtgũ (Tsiu Kou)

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

Xuất xứ của huyệt Cự Cốt:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Cự Cốt:

– “Cự” có nghĩa là một cái gì đó to lớn
– “Cốt” có nghĩa là xương.
Ngày xưa, theo giải phẫu có gọi xương đòn là Cự cốt. Huyệt này nằm trên chỗ cuối cùng ở bên của vai, nơi đó thường hay được mang gánh nặng hoặc người ta thường hay mang một vật gì đó ở trên vai. Cho nên có tên là Cự cốt (Xương lớn, xương đòn gánh).
Huyệt thứ 16 Thuộc Đại-trường kinh
Đặc biệt Hội huyệt của Thủ Dương-minh kinh và Dương-kiều mạch.

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

Mô tả huyệt của huyệt Cự Cốt:

1. Vị trí xưa :

Chỗ hõm cửa khe 2 xương chéo nhau, từ đầu vai vào (Giáp át, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Sô tìm ngoài đầu xương đòn, chồ đầu vai có hõm, trên huyệt Kiên ngung. Huyệt là khe giữa xương đòn với gai sống vai.

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Cự Cốt:

là cơ thang, cơ trên gai – Thần kinh vận động cơ là dây trên vai của đám rối thần kinh nách, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI và một nhánh của đám rối cổ sâu. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C4.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Cự Cốt :

Tán ứ, thông lạc, giáng khí.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Cự Cốt:

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

1. Tại chỗ :

Bệnh khớp vai.

2. Toàn thân:

Lao hạch cổ, mửa ra máu.

Lâm sàng của huyệt Cự Cốt :

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Tiền cốc trị đau cánh tay không đưa lên được (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Kiên liêu thấu Cực tuyền, Dương Lăng-tuyền trị viêm quanh khớp vai. Phối Không tôi, Xích trạch, Ngư tè trị ho ra máu. Phối Phong trì, Huyền chung trị đầu gáy cứng đau. Phối Tý nhu, Kiên tỉnh trị đau nhức vai lưng.

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hơi xiên xuống dưới bên ngoài, sâu 1 – 1,5 thốn, chung quanh khớp vai có cảm giác căng tức. Không nên châm sâu, đụng xoang ngực và phổi.
2. Cứu 3 – 7 lửa
3. Ôn cứu 5 – 20 phút

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT

Tham khảo của huyệt Cự Cốt:

1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Vai lưng không nâng lên được, ứ huyết trong vai không thể cử động, dùng huyệt Cự cốt làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Cự cốt chủ trị động kinh, nôn ra máu, vai tay đau, trong ngực có ứ huyết, vai tay không co duỗi được”.
3. Huyệt này có công hiệu sơ lợi quan tiết, hanh khí hóa đàm, có thể trị được bệnh chứng của kinh này và các chứng liệt cũng như co đau ở chi trên Vì do đàm ứ cũng kết hợp nghẽn tắc kinh lạc gây nên các chứng tràng nhạc, bướu cổ. Châm vào huyệt này có thể tuyên thông được khí huyết ở Dương-minh, trợ phé hành khí, hóa đàm tán kết để tiêu đàm ứ.
4. Theo “Giáp ất” ghi huyệt này là hội của Thủ Dương-minh, Thủ Dương-minh.

HUYỆT CỰ CỐT 
HUYỆT CỰ CỐT
Bài trướcHUYỆT CỨU HUYẾT BỆNH
Bài tiếp theoHUYỆT CỰ KHUYẾT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.