Uốn ván rốn sơ sinh

Hiếm gặp ở các nước phát triển (20-30 trường hợp/ năm ở Mỹ), thường gặp ở các nước chưa phát triển (75 %0)

Tác nhân gây bệnh

Do trực khuẩn Nicolaier còn gọi là Clostridium Tetani hoặc Plectridium Tetani.

Trực khuẩn này dài 2-5 (m, rộng 0,3-0,8 (m, gram âm dễ bị mất màu có thể dễ nhầm gram âm, kỵ khí tuyệt đối. Bào tử trong môi trường kỵ khí, bào tử không gây bệnh, rất đề kháng có thể sống nhiều năm trong lòng đất, có thể bị giết chết bởi áng sáng mặt trời trực tiếp mà có thể phát triển tối đa trong môi trường có nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C.

Lâm sàng

Giai đoạn ủ bệnh: từ 2-20 ngày, trung bình 6-9 ngày.

Giai đoạn khởi bệnh: khóc nhiều, kích thích, kích động, khó nuốt (cứng hàm) khó ngậm vú, trẻ siết chặc quầng vú hoặc kéo dài núm vú của bình bú. Đầu ngửa ra sau.

Giai đoạn toàn phát:

Những cơn co cứng: trong 24 – 48 giờ chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng cứng hàm rõ, làm nghiệm pháp đè lưỡi dương tính rõ.Co cứngcơ chi, co cứng cơ bụng. Trên nền co cứng xuất hiện những cơn rung giật cứng (co thắt và tăng trương lực cơ), những cơn này xuất hiện một cách tự phát hoặc khi kích thích cảm giác hoặc giác quan. Trong cơn rung giật có thể kèm:

Co cứng tăng và lan tỏa có thể gây tư thế ưỡn cong người

Có thể có rối loạn hô hấp (ngưng thở, xanh tím) do co thắt cơ hô hấp , cơ thanh quản gây khó nuốt.

Nôn mửa có thể dẫn đến sặc chất nôn vào đường thở vì tăng áp lực trong ổ bụng

Triệu chứng toàn thân: mất nước vì không đánh giá lượng nước xuất nhập, tăng hoặc giảm thân nhiệt, tăng huyết áp (do rối loạn thần kinh thực vật).

Chẩn đoán uốn ván rốn sơ sinh

Chẩn đoán xác định:

+ Lâm sàng: dấu hiệu cứng hàm, cơn co cứng liên tục, những cơn rung giật cứng.

+ Mẹ không được tiêm chủng

+ Cắt rốn bằng dụng cụ không vô trùng.

Thể lâm sàng:

Thể tối cấp:

+ Thời gian ủ bệnh < 7 ngày

+ Cơn co giật kéo dài hàng giờ

+ Xuất hiện những cơn tím tái, ngưng thở.

Thể nặng:

+ Thời gian ủ bệnh 7-8 ngày

+ Cơn co giật xảy ra luôn nhưng không kéo dài

+ Ít xảy ra cơn ngưng thở

Thể trung bình:

+ Thời gian ủ bệnh 9-10 ngày + Cơn giật thưa ngắn.

+ Không xảy ra cơn ngưng thở , trẻ vẫn hồng hào Thể nhẹ:

+ Thời gian ủ bệnh trên 10 ngày

+ Cơn co cứng rất thưa

+ Bệnh nhân mở mắt, khóc được

Điều trị uốn ván rốn sơ sinh

Điều trị nguyên nhân:

+ Huyết thanh kháng độc tố SAT để hạn chế sự lan tràn của độc tố trong tuần hoàn chung 20.000 UI, tiêm bắp nhiều nơi

+ Kháng sinh: PNC 50.000UI-100.000UI/kg/ngày trong 10-14 ngày.

Nếu có vi khuẩn kỵ khí ở rốn có thể kết hợp PNC với

Métronidazole và 1 kháng sinh có hoạt tính khác lên vi khuẩn sinh mủ

Điều trị triệu chứng: Gỉam cơn co thắt và co cứng

+ Nằm buồng tối, tránh mọi kích thích về cảm giác và giác quan ánh sáng, tiến động, đụng chạm)

+ Thuốc an thần: Diazepam liều 1 mg/kg/4-6 giờ, xen kẽ Phenobarbital liều 10-15 mg/kg/ngày. Chú ý cân bằng nước, điện giải và dinh dưỡng, lý liệu pháp xoa bóp cơ và hô hấp

Dự phòng

Chủng ngừa vaccin cho mẹ, thiếu nữ

Quản lý thai nghén tốt, tránh đẻ rơi đẻ tại nhà

Chăm sóc rốn và cắt rốn bằng dụng cụ v6 trùng, bài trừ tập quán cắt rốn bằng mảnh chai, lưỡi liềm

Trong điều kiện cắt rốn không vô trùng , tiêm phòng SAT 1000-1500 UI

Giáo dục cho bà mẹ về nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bài trướcBệnh Suy Giáp Bẩm Sinh Trẻ Em
Bài tiếp theoNhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.