Khiên Ngưu Tử (Hắc sửu, Bạch sừu, Bìm bịp)牽 牛子

TÁC DỤNG CỦA KHIÊN NGƯU TỬ - 牽牛子
TÁC DỤNG CỦA KHIÊN NGƯU TỬ – 牽牛子

+ Khiên ngưu tử (Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu Pharbitis nil (L.) Choisv, thuộc họ bìm bịp Convolvulaceae.

+ Tính vị:

Đắng, lạnh. Có độc. Quy kinh phế- thận – đại trường.

+ Tác dụng:

Tả hạ trục thủy, khứ tích, sát trùng.

+ Tác dụng dược lý:

Tăng cường kích thích đường tiêu hoá, làm tàng nhu động gây nên tác dụng tả hạ mạnh. Thuốc có độc, liều cao gây buồn nôn, đau bụng, ỉa lỏng, ỉa ra máu, kích thích thận gây đái ra máu, nếu nặng gây tổn thương thần kinh trung ương làm cho hôn mê, rối loạn ngôn ngữ.

+ Chỉ định:

– Chứng phù thũng, cổ trướng, đại tiểu tiện bất lơi, có thể dùng bột khiên ngưu tử uống; hoặc dùng cùng với bột hồi hương, uống với nước gừng. Bệnh tình năng có thể dùng cùng với đại kích, nguyên hoa như bài chu sa hoàn.

– Chứng ho nhiều đờm, khó thở, mặt mắt phù thũng thường phối hợp dùng với đình lịch tử, hạnh nhân, trần bì như bài khiên ngưu tử tán.

– Chứng trường vị thực nhiệt tích trệ, đại tiện bí kết hoặc hội chứng (bụng quặn đau, đi ngoài nhiều lần) thường phối hợp dùng với mộc hương, binh lang, chỉ thực.

– Chứng đau bung do giun (trùng tích phúc thống) thường phôi hợp dùng với binh lang, sử quân tử tán bột uống.

+ Liều dùng:

3 – 9g/ngày sắc uống. Cho vào viên hoàn uống 1,5 – 3g/lần.

+ Chú ý:

Cấm dừng khi phụ nữ có thai, không dùng cùng với ba đâu.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.