Chăm sóc sản phụ trong 6 tuần sau đẻ

1. Chăm sóc thường lệ trong thời gian sau đẻ

1.1. Theo dõi

– Mạch, huyết áp, thân nhiệt (ngày 1 lần) – tuần đầu.

– Co hồi tử cung: mỗi ngày tử cung co nhỏ 1cm. Sau 2 tuần không còn nắn thấy đáy tử cung trên mu. Những ngày đầu có thể có đau do co hồi.

– Sản dịch: trong 2 tuần, số lượng sản dịch khoảng 1500ml. Ngày đầu có thể ướt hết 4-5 băng vệ sinh, số lượng giảm dần. Về màu sắc: sản dịch lúc đầu đỏ, sau nhạt dần, từ ngày 5 – 10 sản dịch lờ lờ máu cá, sau đó là vàng nhạt của thanh huyết. Mùi tanh nồng nhưng không hôi. Mùi hôi là biểu hiện của nhiễm khuẩn.

– Xuống sữa: khi xuống sữa 2 vú căng có thể sốt nhẹ nửa ngày.

– Đại tiểu tiện.

1.2. Chăm sóc

– Vệ sinh hàng ngày:

+ Rửa vùng sinh dục ngoài ít nhất 3 lần/ngày (khi còn sản dịch).

+ Hàng ngày lau người thay đồmặc sạch.

+ Sau 2 – 3 ngày có thể tắm nhanh bằng nước ấm.

– Chăm sóc vú:

+ Cho con bú sớm.

+ Nếu có hiện tượng tắc tia sữa phải xử lý sớm (day, vắt, hút), đề phòng tắc tia sữa dẫn đến viêm tuyến sữa, áp xe vú.

– Xử trí đau do co hồi:

+ Nếu đau nhẹ không cần xử trí.

+ Nếu đau nhiều: chườm nóng, cho thuốc Paracetamol.

– Vết khâu tầng sinh môn (nếu có):

+ Sau mỗi lần đại tiểu tiện, phải rửa sạch âm hộ, thấm khô.

+ Cắt chỉ ngày thứ 5 sau đẻ (đây là 1 nội dung quan trọng của chăm sóc tuần đầu ‘tại nhà’).

– Chế độ ăn uống:

+ Ăn đủ chất, đủ lượng, uống đủ nhu cầu, tránh kiêng khem vô lý.

+ Ngủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa.

+ Đồ mặc rộng rãi, sạch sẽ.

– Chế độ vận động:

+ Nếu đẻ thường sau 6 giờ có thể ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng. Vận động sớm tránh được viêm tắc tĩnh mạch.

+ Sau 1 tuần có thể làm các việc nhẹ.

+ Tránh làm nặng trong 3 tháng.

– Thể dục: nếu có điều kiện nên làm các động tác thể dục giúp phục hồi cơ bụng, cơ tầng sinh môn, tránh táo bón, giúp ăn ngon.

– Quan hệ tình dục: nên tránh trong 6 tuần vì dễ gây nhiễm khuẩn, sang chấn (rách túi cùng sau gây chảy máu rất nhiều).

2. Các lời khuyên đối với bà mẹ mới sinh con

– Cần giữ vệ sinh, đồmặc và giữ bé sạch sẽ.

– Ăn đủ chất để có đủ sữa.

– Cho bú sớm, đều đặn.

– Tránh làm việc nhiều, lao động nặng.

– Trở lại khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường (xem mục 4 trong bài).

– Cần đưa con đi tiêm chủng đúng lịch.

– Cần áp dụng các biện pháp tránh thai sớm.

Bài trướcBăng huyết đờ tử cung sau sinh
Bài tiếp theoBệnh HIV/AIDS đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.