Kinh giới

Herba Elsholtziae ciliatae

(Herba E. ciliatae)

Dùng lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa (kinh giới tụê) của cây kinh giới –Elsholtziae ciliatae(Thunh) Hyland. Họ hoa môiLamiaceae.

Tính vị : vị cay, tính ấm.

Quy kinh: vào kinh phế và can

Công năng Kinh giới:

Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huýêt.

Chủ trị Kinh giới:

Giải cảm làm ra mồ hôi: Chữa ngoại cảm phong hàn có thể phối hợp với tía tô, bạch chỉ; chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể phối hợp với ngưu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

Giải độc, làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền thoái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi sát nhẹ trên vùng da bị ngứa.

Khứ ứ chỉ huyết: Kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam. . . Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều trị.

Khứ phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch, dùng hoa kinh giới 10g (khô), tán bột, rượu trắng 20ml mỗi lần uống 5g với rượu tắng và nước . Hoặc dùng kinh giới tươi 100g, bạc hà tươi 100g, lấy nước cốt của hai vị trên trộn đều, mỗi lần cho uống 2 thìa cà phê, uống dần hết trong ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa trúng thử.

Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo; phối hợp với đại hoàng lượng bằng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nước ấm.

Liều dùng: 4 – 16g. Tươi có thể dùng đến 100g.

Kiêng kỵ : Những bệnh động kinh, sởi, đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.

Chú ý:

Tác dụng dược lý: Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, tăng tuần hoàn máu và da. Điều đó giải thích tính phát hãn, giải biểu của vị thuốc.

Tác dụng kháng khuẩn: Kinh giới có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao. Tuy nhiên về mặt lâm sàng còn rất ít dùng để điều trị lao. Theo Nguyễn Đức Minh , tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt lỵ amíp.

Bài trướcTía Tô
Bài tiếp theoSinh khương (gừng tươi)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.