HUYỆT ÂM LIÊM
阴廉穴
Liv 11 Yìnlian (In Lien)
Xuất xứ :
«Giáp ất»
Tên gọi:
– “Âm” có nghĩa nằm ỏ mặt bên trong,
– “Liêm” có nghĩa là bờ mép hay lề. Ớ đây nói tới vị trí của cơ quan sinh dục ngoài.
Huyệt ở cách 2 thốn phía bên và 2 thốn phía dưới Khúc cốt. Do đó mà có tên là Âm liêm.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Âm liêm, mặt hông của Âm liêm gọi là Liêm thuộc kinh Can. VỊ trí ở bên ngoài mặt trong đùi, nên được gọi là Âm liêm”.
Huyệt thứ 11 Thuộc Can kinh.
Mô tả huyệt:
1. Vị trí xưa:
ớ giữa nơi động mạch nhảy cách huyệt Khí xung 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt bảo bệnh nhân nằm ngửa, sờ động mạch nhảy ỏ bẹn. Huyệt nằm sát ba trong động mạch đùi và dưới cung đùi hay nếp nhăn của bẹn 2 thốn.
3. Giải phẫu:
Thần kinh Dưới huyệt là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và cơ bịt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5, hoặc L2.
Tác dụng trị bệnh:
1. Tại chỗ Đau âm hộ, sa tử cung, sưng tinh hoàn, đau dương vật, đau háng.
2. Theo kinh Kinh nguyệt không đều, bạch đới.
3. Toàn thân Phụ nữ vô kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Lâm sàng:
Kình nghiệm hiện nay Phối Huyết hải, Tam-âm giao, Hợp cốc, Âm Lăng-tuyền trị bế kinh. Phối Quan nguyên, Tam-âm giao trị thống kinh.
Phương pháp châm cứu:
7. Châm Thẳng, sâu 1 1,5 thốn.
* Chú V Khi châm tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh ổ đùi.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. ôn cứu 3 – 5 phút.
Tham khảo:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ tuyệt sản, nếu chưa từng sinh đẻ, lấy huyệt Âm liêm làm chủ”
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Châm vào sâu 8 phân, lưu kim 7 hơi thổ ra, cứu 3 lửa, nếu chúa qua lần nào sinh đẻ cứu vào 3 lửa thi sẽ như ý”.
3. Tác giả Thừa Đạm Am, ghi rằng: “Đàn bà vô sinh, cứu Âm liêm 3 lửa, trước hoặc sau khi có kinh, thì dễ có con”.