HUYỆT KIM MÔN 

金門穴
B 63 Jīnmén xué (Tsinn Menn)

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

Xuất xứ của huyệt Kim Môn:

< < Giáp ất> >

Tên gọi của huyệt Kim Môn:

– “Kim” có nghĩa là vàng, giá trị lớn.
– “Môn” có nghĩa là cửa lớn hay công.
Huyệt quan trọng trong Bàng quang kinh có giá trị như vàng, nên có tên là Kim môn.
Có người giải thích rằng, “Kim” ví như đồ quý báu, “Môn” là cửa ngõ. Giờ Thân khí huyết rót chảy của Túc Thái dương Bàng-quang, nên gọi tên là Kim môn.

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

Tên Hán Việt khác của huyệt Kim Môn:

Quan lương, Lương quan.

Huyệt thứ:

63 Thuộc Bàng-quang kinh

Đặc biệt của huyệt Kim Môn:

Khích huyệt của Túc Thái-dương. Biệt của Túc Thái-dươngDương-duy mạch.

Mô tả của huyệt Kim Môn:

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

1. Vị trí xưa :

Dưới mắt cá ngoài chân (Giáp ất), sau huyệt Khâu khư, trước huyệt Thân mạch (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay :

Trước huyệt Thân mạch, cách Thân mạch 5 phân nơi có chỗ hõm, hơi chếch về phía trước sát bò xương hộp.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kim Môn :

là cơ dạng ngón út, gân cơ mác bên dài, gân cơ mác bên ngắn, đầu sau xương bàn chân 5. Dưới là xương hộp – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da và dây thần kinh chay sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh s 1.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kim Môn:

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

1. Tại chỗ :

Đau lưng đùi, đau gót chân.

2. Toàn thân :

Động kinh, trẻ con kinh phong.

Lâm sàng của huyệt Kim Môn:

Kình nghiệm tiền nhân :

Phối Khâu khư trị vọp bẻ (Bách chứng). Phối Khâu khư trị đau do thoát vị (Tư sinh). Phối Bộc tham trị động kinh (Tư sinh). Phối Thân mạch trị đau đầu, đầu phong (Thông huyền phú).

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Nhân trung, Bộc tham, Trung xung trị động kinh. Phối Khâu khư, Thừa sơn trị vọp bẻ.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

Tham khảo của huyệt Kim Môn:

1. «Tố vấn – Mậu thích luận thiên» ghi rằng: “Tà khách ở lạc Túc Thái-dương, khiến người đầu và cổ đều đau. Thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “Vĩ”, bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả, như xong một bữa ăn sẽ khỏi”.
2. «Giáp ất» quyển thủ 11 ghi rằng: “Thi quyết chết đột ngột, chọn Kim môn làm chủ”.
3. «Giáp ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Hoắc loạn vọp bẻ, dùng Kim môn, Bộc tham, Thừa sơn, Thừa cân làm chủ”.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Kim môn chủ về hoắc loạn vọp bẻ, thi quyết, động kinh, thoát vị, đau gối cẳng chân, mình run không đứng vững, trẻ con miệng há đầu lắc, mình nảy ngược, cứu mồi Ngải như hạt Tiểu mạch lớn”.
5. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Sốt rét lên liên tục, châm Kim môn sâu 7 phân” (Ngược tật, liên nhật tần tần phát bất hưu, Kim môn thích thâm thất phân thị).
6. Theo “Giáp ất” huyệt Kim môn còn có tên là Quan lương.
7. Theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt này là “Khích huyệt” của Túc Thái-dương kinh, lại là nơi biệt thuộc của Dương-duy.

HUYỆT KIM MÔN
HUYỆT KIM MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.