HUYỆT NGŨ XỨ
五處穴
B 5 Wǔ chù xué (Ou Tchrou, Wu Tchu)
Xuất xứ của huyệt Ngũ Xứ:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Ngũ Xứ:
– “Ngũ” có nghĩa là năm.
– “Xứ” có nghĩa là nơi.
Huyệt thứ tự thứ năm trên kinh, nên có tên gọi là Ngũ xứ.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Ngũ xứ; Túc Thái-dương kinh bắt đầu từ Tình minh, Toản trúc, Mi xung, Khúc sai rồi tói huyệt này Tới đây là năm huyệt, có năm nơi, đều có khả năng vượt đỏ nóng đột ngột nên gọi là Ngũ xứ”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Ngũ Xứ:
Cự xứ.
Huyệt thứ:
5 thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt Ngũ Xứ:
1. Vị trí xưa :
Hai bên Đốc mạch, trên huyệt Thượng tinh đo ngang ra 1,5 thốn (Giáp ất, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
xác định huyệt Khúc sai đo ra sau 0,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngũ Xứ :
là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh VI.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngũ Xứ:
1. Tại chỗ, theo kinh :
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Ngũ Xứ:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Hợp cốc, trị nhức đầu (Tư sinh)
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hợp cốc, Bách hội trị đau nhức đầu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cứu 3 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Ngũ Xứ:
1. «Giáp ất» quyền thứ 7 ghi rằng: “Nghẹt mũi, cột sống uốn ngược như gãy co giật, tâm thần phân liệt, đầu nặng, dùng Ngũ xứ làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh dùng Ngũ xứ “,
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Ngũ xứ, Thiên trụ, Ủy trung, Ủy dương, Côn lôn, trị cột sống uốn ngược như đòn gánh, co giật động kinh, đầu nhức do nhiệt, hoa mắt nhìn mô, mắt trợn ngược nhìn không biết người”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ngũ xứ chủ trị về cột sống uốn ngược như đòn gánh, đầu nhức do nhiệt, hoa mắt nhìn mô, mắt trợn ngược nhìn không biết người”.
5. «Đại thành» ghi rằng: “Mồ hôi ra sốt lạnh dùng Ngũ xứ, Toản trúc, Thượng quản”.
6. Căn cứ theo “Nhập môn’ huyệt này còn gọi là Cự xứ.