HUYỆT THÔNG THIÊN
通天穴
B7 Tōngtiān xué (Trong Tienn).
Xuất xứ của huyệt thông Thiên:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt thông Thiên:
-“Thông” có nghía là nối hay kết hợp với cái gì đó. Thông đạt.
-“Thiên” có nghĩa là trời hay tự nhiên giới. Chỉ vị trí cao
Huyệt nằm ở vị trí tối cao trên đỉnh đầu thuộc thiên, Thiên lại chỉ tới thiên khí. Thiên khí thông với Phế, mũi là khiếu của Phế nơi mà nó liên lạc với thiên khí bên ngoài. Huyệt có ý nghĩa thông đạt đầu não và khai thông Phế khiếu.
Huyệt còn được dùng trong việc chữa trị rối loạn chức năng của phế khí như nghẹt mũi, rối loạn về khứu giác như ngửi mùi kém, không biết thơm thối, đau đầu, chóng mặt. Phế được xem như tượng trưng cho trời, hay cái lọng che chỏ trên các cơ quan tạng phủ khác, do đó mà có tên là Thông thiên (nối trời).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Sau huyệt Thừa quang 1,5 thốn, nơi huyệt là chỗ cao nhất ví như mạch khí thông bên trên vói tròi nên gọi là Thông thiên”.
Tên Hán Việt khác của huyệt thông Thiên:
Thiên bá. Thiên cữu.
Huyệt thứ:
7 Thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt thông Thiên:
1. Vị trí xưa :
Sau huyệt Thừa quang 1,5 thôn (Giáp ất, Đồng nhân, Phen huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Trước huyệt Bách hội 1 thôn, rồi đo ra 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt thông Thiên:
là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bỏi thần kinh sọ não v3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt thông Thiên:
1. Tạt chỗ:
2. Theo kinh, toàn thân:
Viêm mũi, ngạt mùi, chảy mũi nước, mai khướu giác, mũi hôi.
Làm sàng của huyệt thông Thiên:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thừa quang trị liệt mặt, chảy mũi nước nhiều (Tư sinh).
2. Kình nghiệm hiện nay:
Phối Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi. Phối Thái- dương, Phong trì. Hợp cốc trị đau đầu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, hướng kim phía trước hoặc sau, sâu 0,5 1 thốn, nơi châm có cảm giác
căng tức.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.
Tham khảo của huyệt thông Thiên:
1. «Giáp ất» quyên thứ 7 ghi rằng: “Đầu gáy đau nặng, rồi quay không được, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, chảy máu cam, suyễn thở không thông, dùng huyệt Thông thiên làm chủ”.
2. <<Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng “Thông thiên chủ trị cổ gáy cứng quay khó
bướu cổ, chảy máu cam, lỏ mũi, nghẹt mũi, mũi chảy nhiều nưóc trong, đầu quay hoa mắt, lạnh tay lạnh chân, méo miệng, thở suyễn, đầu nặng, ngất xỉu, anh lựu”.
3. <<Kim giám» ghi rằng: “Thượng tinh, Thông thiên, hai huyệt này chủ trị chảy mũi nước, nghẹt mũi, trĩ mũi, bệnh mũi trái thi cứu phải, bệnh phải cứu trái, nếu cả hai bên thì cứu cả hai bên. Ngoài ra còn trị được cả đầu phong và bệnh thuộc mắt”.
4. Căn cứ theo “Giáp ất” thì huyệt này còn gọi là Thiên cữu, còn “Đồng nhân” thi gọi là Thiên bá.