BIỆN CHỨNG LỤC BỆNH TRUYỀN BIỂU
Then chốt của lục bệnh truyền biểu là quyết định ở ba mặt:
-Cảm thụ tà khí nông hay sâu?
-Cơ thể người bệnh khoẻ hay yếu?
-Phương pháp điều trị đúng hay sai ?
Khi tà khí thịnh, chính khí suy thì sinh ra truyền biến; chính khí thịnh, tà khí suy thì bệnh khỏi. Người khoẻ thì phần nhiều bệnh truyền biến ở ba kinh dương, người yếu thì dễ truyền vào ba kinh âm. Ngoài ra hạ nhầm, phát hãn nhầm cũng là nhân tô” đưa đến bệnh truyền biến. Truyền biến của ngoại cảm bệnh ba kinh dương phần nhiều từ biểu truyền vào lý, bệnh ba kinh âm gần nhau do thực chuyển thành hư.
Bệnh ở ba kinh âm nhất định là tà từ biểu truyền vào lý hoặc bệnh tà có thể trúng thẳng ngay vào được.
Chứng hậu của sáu kinh, tuỳ kinh nào cũng có chủ chứng, chủ mạch, nhưng trên lâm sàng thường thấy kinh chứng lẫn lộn mà thành ra “hợp bệnh, tính bệnh”. Nay đem quy luật truyền biến tính chất khác nhau trình bày sơ lược như sau:
1.Truyền kinh:
Là chứng hậu của kinh này truyền biến ra thành chứng hậu của kinh khác, nói chung là bệnh tà từ ngoài xâm nhập dần phát triển vào lý. Vì thế bệnh ngoại cảm bắt đầu từ kinh thái dương, bệnh thái dương không khỏi theo thứ tự truyền vào thành ra chứng thiếu dương (bán biểu bán lý) hoặc chứng dương minh thuộc lý. Ba kinh dương bệnh không khỏi, chính khí chuyển thành suy, như thế truyền vào ba kinh âm. Trong ba kinh âm thì thái âm nhẹ hơn, nông hơn; nếu vào sâu một bước khi toàn thân dương khí suy yếu thì chuyển thành bệnh thiếu âm; nặng lắm thì truyền vào quyết âm. Đó là quy luật truyền biến của bệnh ngoại cảm.
Nhưng bệnh truyền biến không phải nhất định như thế. Bệnh thái dương lại có khi không qua kinh thiếu dương mà truyền tắt vào kinh dương minh; có khi không qua kinh thiếu dương, dương minh mà truyền thẳng vào ba kinh âm. Có khi do quan hệ biểu lý tạng phủ của lục kinh ảnh hưởng với nhau như: thái dương bàng quang với thiếu âm thận, dương minh vị với thái âm tỳ, thiếu dương đởm với quyết ám can cho nên thái dương bệnh có thể truyền vào thiếu âm, dương minh bệnh có thể truyền vào quyết âm. Hình thức truyền biến này gọi là biểu lý tương truyền.
2. Trực trúng:
Bệnh tà không theo dương kinh truyền vào khi phát bệnh xuất hiện ngay cliứng trạng của tam âm gọi là “trực trúng”. Ví dụ: khi phát bệnh thấy ngay nôn ọe, ỉa chảy, tay chân lạnh, miệng không khát, bụng đầy thì gọi là trực trúng thái âm. Loại truyền biến này do thể chất người vôn yếu, dương khí không đầy đù, chính khí vốn suy, khi cảm thụ ngoại tà thì vào thẳng ngay ba kinh âm mà sinh ra chứng hư hàn. Ba kinh âm đều có bệnh biến trực trúng nhưng bệnh thái âm và bệnh thiếu âm có nhiều hơn.