BỆNH CHỨNG KINH THIẾU DƯƠNG
(Đởm, Tam tiêu)
Thiếu dương chủ bán biểu, bán lý (nửa trong, nửa ngoài), bệnh phát vào thời kỳ thứ hai.
Chứng trạng chủ yếu là:
Nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức không muốn ăn, tâm phiền (bứt rứt) hay nôn oẹ, mạch huyền sác, tỏ ra bệnh tà đã vào sâu ở lại khoảng ngực sườn mà chính khí ở đó đang chống cự lại. Kinh này vị trí quan trọng có nhiệm vụ ngăn chặn tà khí vào lý phận. Cho nên có hiện tượng tà – chính đấu tranh mà thể hiện ra chứng nóng rét qua lại. Ngực và dưới sườn là bộ vị của kinh thiếu dương, cho nên có chứng hung hiếp khổ mãn (ngực suờn đầy đau).
Ba tạng khí: can – tỳ – vị đều ở sát liền khoảng sườn ngực bị ảnh hưởng nhiệt độc của thiếu dương bệnh cho nên có chứng không muôn ăn. Thiếu dương chủ chứng hoả vượng thì ảnh hưởng đến hành trạng choáng váng bệnh có thể hướng thượng (bốc lên), cho nên có chứng tâm phiền hay nôn oẹ. Vì vậy bốn chứng trên đều là chủ chứng của thiếu dương bệnh, mạch huyền là mạch của can đởm.
Bệnh thương hàn ở biểu là hàn, vào lý là nhiệt. Thiếu dương là bệnh ở giữa khoảng biểu-lý nên mức độ nhiệt hoá hơn hẳn bệnh thái dương nhưng còn bám dương minh nhiều nên trong chứng trạng thái dương có ba chứng: miệng đắng, họng khô, mắt hoa, đánh dấu mức độ nhiệt hoá của thái dương và dương minh bệnh. Ba hiện tượng này tỏ ra đởm nhiệt.
Theo kinh nghiệm của bản thân thì mạch của thiếu dương huyền sác hoặc huyên tế sác có thể thấy rõ ở trung án vì để tay nhẹ (khinh án) thấy rõ mạch ở biểu, để tay nặng (trọng án) thấy rõ bệnh ở lý, còn để tay nặng vừa thấy rõ bệnh ở bán biếu bán lý.
Phép chữa bệnh ở thiếu dương lấy hoà giải làm chứng bệnh vì không còn ở biểu nên không phát hãn, không ở trên và chưa vào lý nên không dùng phép thổ và phép hạ. Bệnh đã nhiệt hoá rồi nên phải tránh cả phép ôn châm.
Hoà giải nghĩa là không dùng vị thuốc mãnh liệt mà có thể giải được sự tranh chấp do tà khí gây nên. Muốn được như vậy về mặt chính khí thì phải bồi bổ để táng cường sức đấu tranh, về mặt tà khí phải dựa tình hình nhiệt hoá để làm giảm sức tiến của nó, hai việc ấy phải kết hợp song song. Chính khí mạnh tất nhiên tà khí không thể đứng vững mà phải theo đồng thuận lợi nhất mà thoát ra ngoài bằng đường mồ hôi, bằng đường tiểu tiện,…
Bài Tiểu sài hồ thang có đù tác dụng hoà giải ấy cho nên là chủ phương của thiếu dương bệnh.
Trong cuôn Thương hàn ngũ dịch Nhiệm Công Thu nói: “Bài tiểu sài hồ có bốn tác dụng tuỳ theo cơ thể mà phát huy”.
-Điều hoà cơ thể (hoà giải biểu lý).
-Hoà lợi tiểu tiện.
-Hoà lợi đại tiện.
-Hơi ra mồ hôi, có khi ra mồ hôi mạnh là do chính khí hết sức đẩy mạnh bệnh tà ra ngoài (phần nhiều ỏ bệnh lâu ngày).
Tiều sài hồ thang
Nhân sâm | 12g | bổ chính khí |
Bán hạ | 12g | chỉ ấu, giáng nghịch |
Hoàng cầm | 12g thanh nhiệt | |
Sài hồ | 16g | sơ can, hoà giảng thiếu dương |
Chích thảo | 6g | trợ giúp nhân sâm |
Sinh khương | 8g | Kiện vị, chỉ ẩu, phát hãn |
Đại táo | 16g. | Kiện tỳ hòa vị |
Phép gia giảm:
一 Không nôn mửa mà trong lồng ngực bứt rứt khó chịu: bỏ bán hạ, nhân sâm gia qua lâu thực 12g để làm khoan khoái lồng ngực và thanh nhiệt.
一 Nếu khát: bỏ bán hạ, tăng nhân sâm lên 16g để sinh tân dịch.
-Nếu đau bụng: bỏ hoàng cầm gia bạch thược 16g để thu hoà, hoãn thông (làm giảm co bụng cho đỡ đau), bình can cũng là nghĩa vậy.
-Nếu dưói sườn bí đầy: bỏ đại táo gia mẫu lệ 16g để nhuyễn kiên, tiêu trừ đàm thuỷ.
一 Nếu vùng dưới tâm ấm ách, tiểu tiện không lợi: bỏ hoàng cầm gia phục linh để lợi thuỷ.
-Nếu không khát mà ngoài hơi sốt, sợ lạnh: bỏ nhân sâm gia quế tiêm 12g để khu phong, giải biểu (uổng nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi).
-Nếu ho: bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương gia ngũ vị tử 4g, can khương 12g để tiêu tán thuỷ ẩm ở phế.
Bệnh thiếu dương thấy mệt, hàn làm chủ chứng, muôn dùng bài Tiểu sài hồ thahg thì bất tất phải đủ cả bôn chủ chứng thì mối dùng được, mà chủ chứng trọng yếu là ngực sườn đầy đau.
Tiểu sài hồ là bài thuôc rất có giá trị, công hiệu rộng rãi, sự vận dụng cần hết sức linh hoạt, tác giả Nhật Bản trong Hoàng hán y học đã nêu lên rất nhiều. Chính chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm về phương này, đã vận dụng gia giảm khéo mà chữa khỏi được nhiều loại bệnh mạn tính khó khăn.