Mạch và chứng của bài Tứ nghịch thang
Điều 93. Bệnh thương hàn, thầy thuốc cho hạ rồi đi ỉa sống phân không dứt, mính mẩy đau nhức, phải kíp cứu lý chứng. Đại tiểu tiện khôi phục binh thường thì kíp cứu biểu chứng. Cứu lý nên dùng Tứ nghịch thang, cứu biểu nên dừng Quế chi thang.
Tóm tắt:
Biện về cách chữa biểu lý hoãn cấp trước sau đốỉ với bệnh thương hàn sau khi bị hạ nhầm.
Thích nghĩa:
Bệnh thương hàn phải giải biểu trước, nếu kiêm có lý chứng thì phải đợi giải hết biểu chứng rồi mối chữa lý chứng, đấy là phép thường. Nay nhầm cho hạ, làm cho tỳ vị tổn thương, do đó mà ỉa sống phân kh.ông dứt. Lúc ấy tuy ngoại chứng chưa giải trừ, nhưng lý chứng hư hàn đả nặng quá nên cẫn phải bảo vệ vị khí trước, vị khí đầy đủ mối có thể giải biểu, cho nên nói:”kíp phải cứu lý” cứu lý nên dùng Tứ nghịch thang“. Nếu sau này mình đau tức, đại tiểu tiện khôi phục bình thưòng là lý đã hoà mà biểu chưa giải, cho nên nói “kíp cứu biểu, cứu biểu nên dùng Quế chi thang“.
Điều 94. Bệnh phát sốt nhức đầu lại mạch trầm, nếu không khỏi, mình mẩy đau nhức, cần phải cứu lý, nên dùng Tứ nghịch thang.
Tóm tắt:
Biện về chứng trạng và cách chữa bệnh thuộc biểu chứng mà mạch lại trầm.
Thích nghĩa:
Bệnh phát sôt, nhức đầu là biểu chứng, mạch lại trầm là lý mạch. Biểu chứng mà thấy lý mạch thì khi chữa phải chiếu cố đến chứng lý hư, phải vừa phát hãn vừa ôn kinh. Nếu không khỏi là lý nặng hơn, tuy có biểu chứng mà mình mẩy đau nhức, nhưng phải cứu lý chứng trước nên dùng Tứ nghịch thang.