HUYỆT DƯƠNG KHÊ
阳溪穴
LI 5 Yáng xì (Yang Tsri)
Xuất xứ của huyệt Dương Khê:
«Linh khu – Bản du»
Tên gọi của huyệt Dương Khê:
– “Dương” nói đen kinh dương, đại biểu mặt ngoài.
-“Khê” có nghĩa là khe, giông nước trong núi ỏ giữa 2 ngọn đồi (như đã đề cập trong Hợp cốc). “Khê” cũng có nghĩa nói đen một bộ phận của cơ thế nơi có ít bắp thịt.
Khi ngón tay cái dược vênh dung lên, huyệt này sẽ nằm trong chỗ hòm trên mặt bên ngoài của cô’ tay, như thế hình tượng huyệt như ổ trong một dòng suối ỏ giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khê.
Tên Hán Việt khác Trung khôi
Đặc biệt “Kinh” huyệt, thuộc “Hỏa”
Huyệt thứ 5 Thuộc Đại trường kinh
Mô tả của huyệt Dương Khê:
1. Vị trí xưa :
Nơi chỗ hõm ở cổ tay, giữa 2 đường gân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Nghiêng bàn tay, thắng 2 ngón cái và trỏ đưa lên về phía ngón cái đế hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái. Huyệt ở sát đầu mỏm trâm xương quay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Dương Khê:
là đẩu móm trâm xương quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1 – Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bồi tiết đoan than kinh Có.
Hiệu năng của huyệt Dương Khê:
Khu phong tiết hỏa, sơ tán nhiệt ở kinh Dương minh.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Dương Khê:
1. Tại chỗ :
Đau do viêm cổ tay.
2. Theo kinh:
Nhức thần kinh răng, nhức khớp vai, nhức cánh tay, đau họng, ù tai, đỏ mặt.
3. Toàn thân:
Trẻ con tiêu hóa kém, sốt cao, tức ngực, nhức đầu, phát cuồng, thở khó.
Lâm sàng của huyệt Dương Khê:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Dương cốc trị mắt đỏ đau (Tư sinh). Phối Kiên ngưng trị sốt nhiệt (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Liệt khuyết trị sưng cổ tay. Phối Giải khê, Thần môn trị kinh sợ hồi hộp. Phối Dương trí, Dương cốc trị tay co rút và đau cổ tay. Phối Tam gian, Gian sứ, Cách du trị nấc cụt.
Phương pháp châm cứu
1. Châm Thắng sâu 0,3 – 1 thốn. Có cảm giác căng tức tại chỗ
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 10 15 phút
Tham khảo của huyệt Dương Khê:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Chảy máu cam ở mũi, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, mắt nhìn không rò, đau trong mắt, đau lợi răng, chảy nước mắt, quyết nghịch đau đầu, tức ngực khó thỏ, dùng huyệt Dương khê làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ II ghi rằng: “Vảy lở dùng huyệt Dương khê làm chủ”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Đau răng, co ngón tay cái sẽ lộ lồ hõm (tức huyệt Dương khê), cứu 3 lửa, bước đấu cứu có cảm giác đau răng, cứu tiếp lại có cảm giác răng kêu nhức nhức, sau 3 lần cứu thì giảm đau, vĩnh viễn không bị lại, đau bèn trái cứu bên phải và ngược lại”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Dương khê chủ về bệnh nói cuồng bậy hay cười, thay qủy, nhiệt bệnh nóng nảy, trong tâm bức rức, dỏ toét mắt có vẩy, nghịch quyết đau đầu, tức đầy ngực khó thở, sốt rét khi nóng khi lạnh, ho lạnh nôn ra bọt, sưng tắc họng, ù tai điếc, sợ sệt, cánh tay khuỷu tay không cử động lên được, vảy lở”.
5. «Tịch hoàng phú» ghi rằng: “Răng đau súng tẩy đồng thời họng sưng tắc, dùng huyệt Nhị gian, Dương khê” (Nha thông thủng thông tịnh hầu tý, Nhị gian, Dương khê tật châm dào).
6. «Tố vấn – Khí huyệt thận» ghi rằng: “Hội nhỏ ở bắp thịt là khe” (Nhục chi tiếu hội vi khê).
7. «Giáp ất» ghi rằng: “Huyệt này còn gọi là Trung khôi”.
8. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” thì huyệt này là “Kinh” huyệt của Thủ Dương-minh kinh.
9. Dương khê có công hiệu thanh nhiệt tán phong, thông kinh hoạt lạc, hay dùng trên lâm sàng. Ngoài việc có thể trị bệnh tật tuần hành theo bộ vị của kinh mạch, đối với các bệnh súng tắc họng, bệnh thuộc thực đạo cũng có hiệu quả.