ÂM BIÊN

阴边

NI 91 Yīn biān

Huyệt Âm biên
Huyệt Âm biên

Đặc biệt Tân huyệt.

Mô tả huyệt Bo dưới xương mu liên họp. Huyệt Long môn ở giữa Đốc mạch do ra 0,5 thốn.

Tác dụng trị bệnh:

Chức năng Bàng quang bị rối loạn do bại liệt.

Phương pháp châm cứu:

Châm xiên hướng lói huyệt Long môn, sâu 0,5 I thốn.

 

ÂM CỐC

阴谷
K 10 Yìngu (InnKou).

ÂM CỐC
ÂM CỐC

Xuất xứ «Linh khu – Bản du».

Tên gọi

– “Âm” có nghĩa nói đến mặt trong của chân.
– “Cốc” có nghĩa là lũng, suối, hai bên núi giữa có một lối nước chảy gọi là cốc. ở đây có nghĩa là chỗ hõm.
Huyệt này thuộc Thận kinh, nó cũng thuộc kinh âm, nằm trong chỗ hõm trên mặt bên của hố vùng khoeo. Do đó mà có tên là Âm cốc.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Âm cốc, chỗ sâu là cốc, Thận là tạng âm. Huyệt ổ chồ hõm nơi nhượng phía sau chi dưới; nên gọi là Âm cốc”.
Huyệt thứ 10 Thuộc Thận kinh.

ÂM CỐC
ÂM CỐC

Đặc biệt

“Hợp huyệt” thuộc “Thủy”.

Mô tả huyệt

l. VỊ trí xưa Dưới dầu gối, sau lồi cầu phía trong xương chày, ở phía dưới gân lớn trèn gân nhỏ; co chân đế điểm huyệt (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2 VỊ trí nay Khi điếm huyệt, ngồi ngay thòng chân xuống hoặc co gối để nổi gân lên, huyệt ở đẩu trong nếp gấp khoeo, sau lồi cầu trong xương chày, khe trong của gân cơ bán gàn (chắc, nhỏ ỏ phía dưới) và gân cơ bán mạc (mềm, lớn hơn ỏ trên).
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là khe giữa ở gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc, đầu trên cơ sinh đôi trong, cơ khớp khoeo. Thần kinh vận dọng cơ là các nhánh của dày thần kinh hông khoeo to và dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn than kinh L4.

Hiệu năng của huyệt:

Trừ thấp thông biểu, tư thận thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.

ÂM CỐC
ÂM CỐC

Tác dụng trị bệnh:

1. Tai chỗ Viêm khớp gối, sưng đau mặt trong khớp gối.
2. Theo kinh, toàn thân Bệnh thuộc hệ sinh dục và bài tiết, liệt dương, xuất huyết tử cung, viêm âm dạo, dái rắt, đái buốt, băng lậu thoát vị.

Lâm sàng

1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Túc Tam-lý trị thổ tả (Bách chứng). Phối Âm Lăng-tuyển trị tiêu không thông (Đại thành). Phối Nhiên cốc, Phục lưu trị đàm (Đại thành). Phối Thủy phân, Tam lý trị phù thũng, lợi tiểu (Thái ất ca).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Trung cực, cấp mạch trị liệt dương. Phối Quan nguyên, Phục hiu, Thương liêu trị bạch đới nhiều, ngứa sinh dục, thấp chẩn ỏ bìu dái. Phối Quan nguyên trị bí tiếu.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

ÂM CỐC
ÂM CỐC

Tham khảo:

1. <<Giáp át» quyển thứ 10 ghi rằng: “Điên, cuồng, dùng huyệt Ẵm cốc làm chủ”. Sách lại ghi tiếp: “Đau bờ trong cột sống, tiểu khó, liệt dương, bụng dưới đau tới cơ quan sinh dục, dan bờ trong cẳng chân, dùng Âm cốc làm chủ”.
2. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Âm cốc chủ trị về đau đầu gối như dùi châm không co duỗi được, lưỡi yếu rệu nước dãi, phiền tâm, tiếu khó, đau sinh dục, liệt dương, đau bờ trong chi, phụ nữ rong kinh, bụng trướng đầy khó thổ, tiêu vàng, đàn ông bụng lớn như trống, đàn ba bụng lớn như có thai”.
3. «Bách chứng» ghi rằng: “Trúng tà sinh ra hoắc loạn, dùng Âm cốc, Tam lý” (Trúng tà hoắc loạn, tầm Âm cốc, Tam lý chi trình).
4. «Linh khu – Bản du» ghi rằng: “Huyệt Âm cốc la nơi Hợp huyệt của Túc Thiếu âm kinh”.

 

Bài trướcKHÍ NGŨ TẠNG LỤC PHỦ
Bài tiếp theoTÍNH KHÍ VÀ THẦN CHÍ CỦA NGŨ TẠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.