ĐỊA THƯƠNG 

地倉穴
S4 De cāng xué

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

Xuất xứ của huyệt Địa Thương:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Địa Thương:

– “Địa” có nghĩa là đất, ở dưới, môi ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa.

– “Thương” có nghĩa là nơi để cất giữ thóc lúa.
Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và đựng chứa trong dạ dày ví như thể trong một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).
Tên Hán Việt khác TỊ duy, Hội duy
Huyệt thứ 4 Thuộc Vị kinh
Đặc biệt Giao hội của Thủ túc Dương minhDương kiều mạch.

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

Mô tả của huyệt Địa Thương:

1. Vị trí xưa:

Cách khóe miệng 4 phân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay:

Khóe miệng đo ra 4 phân, cười để rõ rãnh mép-mũi. Huyệt nằm trên đường ngang qua mép và rãnh mép-mũi.

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Địa Thương:

là chồ đan chéo thớ của các cơ vòng môi, cơ gò ma lón, cơ cười, cơ tam giác môi. Dưới nữa là cơ mút, cơ manh – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh v3.

Hiệu năng của huyệt Địa Thương:

Khu phong tà, thông khí trệ, lợi cơ quan.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Địa Thương:

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

1. Tại chỗ:

Tê liệt thần kinh mặt, đau dây thần kinh tam thoa, co giật thần kinh mặt, chốc mép.

2. Toàn thân:

Chứng rệu nước dãi.

Lâm sàng của huyệt Địa Thương:

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Giáp xa, trị méo miệng (Ngọc long, Bách chứng). Phối Giáp xa, Nhân trung, Hợp cốc trị trúng phong méo miệng mắt xếch (Đại thành).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Ngư yêu, Tứ bạch trị đau thần kinh tam thoa (thần kinh sinh ba hay thần kinh sọ não só v ). Phối Hợp cốc, Thừa tương trị rệu nước dãi. Phối Nhân trung (hoác Thừa khấp) trị liệt mặt.

Phương pháp châm cứu :

1. Châm Khi châm liệt mặt, có thể luồn mũi kim tới huyệt Giáp xa, sâu 1,5 – 2,5 thốn. Khi trị đau thần kinh tam thoa nên châm mũi kim hướng tói huyệt Nghênh hương sâu 1 – 2 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức, đau .
2. Ồn cứu 5 phút.

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

Tham khảo của huyệt Địa Thương:

1. «Giáp ất» quyên thứ 10 ghi rằng: “Miệng lệch không nói được, tay chân liệt không đi được, dùng Địa thương làm chủ “.
2. «Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Địa thương chủ về liệt nửa người, miệng méo, mắt không nhắm được, sưng chân, câm nói không ra tiếng, ăn uống không chặt miệng, rơi ra ngoài, mắt run giật, ngứa mắt, nhìn xa nhìn gần mơ màng không rõ, quáng gà. Bệnh ở bên phải trị bên trái hoặc ngược lại, nên châm cứu nhiều lần đễ làm cho dứt phong khí. Miệng méo măt xếch làm cho chính ngay như thường là được ”

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG

3. «Trửu hậu ca»: “Trùng tại tạng phủ ăn cơ nhục, cẩn châm Địa thương” (Hồ hoặc thương hàn khẩu sang, tu hạ Hoàng liên tê giác thang, trùng tại tạng phủ thực cơ nhục, tu yếu châm thích Địa thương”
4. Theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Địa thương là nơi hội của Kiều mạch, Thủ túc Dương minh.
5. Theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi huyệt này là hội của Thủ túc Dương minh, Nhâm mạch, Dương kiều.
6. Trong “Giáp át” gọi huyệt này là Hội duy, trong “Ngoại đài” gọi huyệt này là Ngoại đài.

ĐỊA THƯƠNG 
ĐỊA THƯƠNG
Bài trướcĐỊA THẦN
Bài tiếp theoĐỊNH SUYỄN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.