GIAN SỨ 

間使穴
P 5 Jiān shǐ xué (Tsienn Tchè)

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

Xuất xứ của huyệt Gian Sử:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Gian Sử:

– “Gian” có nghĩa là khoảng giữa, chỗ trũng giữa hai cái.
– “Sứ” có nghĩa là đi sứ, sứ giả.

Huyệt nằm giữa khe hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, có tác dụng vận chuyển khí trong kinh này. Do đó mà có tên là Gian sứ.
Có người cho rằng, huyệt ở chỗ trũng xuống giữa hai gân phía sau lòng bàn tay 3 thốn, là kinh huyệt đi qua của Tâm-bào lạc mạch. Tâm là quan của quân chủ, Bào lạc là mạch của Tâm sở chủ, do Tâm làm chủ tể. Gian có ý là thần sứ nên gọi tên là Gian sứ.

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

Tên Hán Việt khác của huyệt Gian Sử:

Quỉ lộ, Giản sử.

Huyệt thứ:

5 Thuộc Tâm bào lạc kinh.

Đặc biệt của huyệt Gian Sử:

“Kinh” huyệt, thuộc “Kim”

Mô tả huyệt của huyệt Gian Sử:

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

1. Vị trí xưa :

Trên cô tay 3 thốn, chỗ hõm giữa 2 đường gân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).

2. Vị trí nay:

Lật ngửa bàn tay để lộ ra khe 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, đo trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn. Huyệt nằm giữa 2 gân này.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Gian Sử:

là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu, bò trên cơ sấp vuông. Dưới là màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

Hiệu năng của huyệt Gian Sử:

Định thần, hòa vị, khử đàm điều tâm khí, thanh thần chí, sơ giải tà khí ở Quyết-âm và Thiếu-dương.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Gian Sử:

1. Tại chỗ :

Nóng trong lòng bàn tay, đau cánh tay.

2. Theo kinh:

Viêm cơ tim, đau vùng tim, bứt rứt xót xa hồi hộp.

3. Toàn thân:

sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt, trúng phong, điên cuồng, nôn mửa.

Lâm sàng của huyệt Gian Sử:

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

1. Kình nghiệm tiền nhân :

Phối Đại trử trị sốt rét (Thắng ngọc). Phối Chi cấu trị điên cuồng. (Đai thành). Phối Hậu khê, Hợp cốc trị cuồng (Đai thành). Phối Tam lý trị nhiệt nhiều hàn ít (Đai thành). Phổi Tam gian trị trong họng có cảm giác nghẹn (Đại thành). Phối Hợp cốc trị mất tiếng không nói được (Tư sinh). Phối Thủy câu trị điên (Linh quang). Phối Thiên đảnh trị mất tiếng (Bách chứng). Phối Phong trì, Hoàn khiêu trị sốt rét. Phối Khí hải, Trung cực, Tam lý trị bụng dưới ruột sôi óc ách, ỉa lỏng (Thái ất ca).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thiên đảnh, Thủy cấu trị mất tiếng đột ngột. Phối Nội quan, Thiêu phủ, Khích môn, Khúc trạch trị bệnh tim do phong thấp. Phối Khí anh, Tam-âm giao trị Sưng tuyến giáp trạng. Phối Phong phủ trị đau tim ngực Phối Đại chùy, Phong trì trị sốt rét. Phối Hợp cốc, Hậu khê, Bách hội trị tâm thần phân liệt. Phối Phong phủ, Phong long trị tâm thần hốt hoảng.

GIAN SỨ 
GIAN SỨ

Phương pháp châm cứu:

Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc tê như điện giật lan xuống ngón tay – Xiên, trong trường hợp trị bệnh thuộc thân mình thi mũi kim hướng lên sâu 1,5-2 thốn, có cảm giác tê căng có thể lên tới hố nách.

Tham khảo của huyệt Gian Sử:

huyệt Gian Sử
huyệt Gian Sử

1. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Bệnh sốt tâm phiền thích nôn, trong ngực ngột ngạt, thích hoạt động, người nóng, dùng Gian sứ làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau trong tim đột ngột gây ra co rút, đau bờ trong khuỷu tay, dùng Gian sứ làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Đau ngực do hung tý xuyên ra vào, khi đau thì lạnh, dùng Gian sứ làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đầu mình bị phong nhiệt, hay nôn mửa trong lạnh thiếu khí, lòng bàn tay nóng, sưng nách co rút cùi chỏ, dùng Gian sứ làm chú”.
4. «Giáp ất» quyên thứ 11 ghi rằng: “Tim có cảm giác như treo lơ lửng, hay buồn mà sợ hãi, nổi cuồng, mặt đỏ mắt vàng, câm không nói được, dùng Gian sứ làm chủ”.
5. «Trửu hậu bị cấp phương» ghi rằng: “Trị hoắc loạn nôn khan, cứu sau cổ tay 3 thốn nơi giữa 2 gân, mỗi bên 7 lửa. Tên gọi Văn sứ nếu do quyết gây nôn cứu vào làm cho thông”
6. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Gian sứ chủ trị tim như treo lơ lủng, Gian sứ chủ trị trong lạnh thiếu khí. Gian sứ chủ trị đau bờ trong khuỷu tay, Gian sứ chủ trị nhiệt bệnh tâm phiền, hay nôn ợ, trong ngực lọc ọc thính động mà nóng”.
7. «Đồng nhân» ghi rằng: “Gian sứ chủ trị không nói được, trong họng như vướng xương”.
8. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Gian sứ chủ về thương hàn bị kết hung, phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết thành khối”.
9. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: “Huyệt này là “Kinh huyệt” của Thủ Quyết âm kinh.

huyệt Gian Sử
huyệt Gian Sử

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.