HUYỆT CÂN SÚC

筋缩穴
GV 8 Jìnsuò (Tinn Tchou, Tsinn Chou)

HUYỆT CÂN SÚC
HUYỆT CÂN SÚC

Xuất xứ của huyệt Cân Súc:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Cân Súc:

– “Cân” có nghĩa là gân.
– “Súc” có nghĩa là co hay teo lại
Huyệt ở mức Can du, liên hệ với Can. Can thuộc Mộc có liên hệ tới Cân. Ngoài ra, huyệt này có thể giải quyết được sự teo (gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó mà có tên là Cân súc.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Cân súc ở giữa, dưới đốt sống thứ 9 là chỗ co duỗi của gân Lưng”.

Tên Hán Việt khác : Cân Súc
Huyệt thứ 8 Thuộc Đốc mạch

Mô tả huyệt của huyệt Cân Súc:

1. Vị trí xưa:

Dưới đốt sống lưng 9 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).

HUYỆT CÂN SÚC
HUYỆT CÂN SÚC

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt ngồi hơi cúi đầu xuống hoặc nằm sấp, lấy huyệt ở chồ hõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 9.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:

là gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên vai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, dưới nữa là ống sống – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T9.

HUYỆT CÂN SÚC
HUYỆT CÂN SÚC

Tác dụng trị bệnh của huyệt Cân Súc :

1. Tại chỗ:

Đau lưng, đau liên sườn .

2. Theo kinh :

Đau thắt lưng, đau thần kinh xương thắt lưng co giật có tính cách căng thẳng.

3. Toàn thân:

Động kinh, uốn ván, Hít-tê-ri, viêm gan, viêm túi mật, viêm màng ngực, đau dạ dày.

Lâm sàng của huyệt Cân Súc:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Thủy đạo trị cứng sống lưng (Bách chứng).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối An đường, Cưu vĩ, Yêu kỳ’ trị động kinh. Phối Trung chủ, Dương Lăng-tuyển trị đau cứng cột sống lũng. Phối Thái xung, Bách hội trị hoa mắt chóng mặt. Phối Thái xung, Hợp cốc trị co giật.

HUYỆT CÂN SÚC
HUYỆT CÂN SÚC

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Chếch lên, sâu 0,5 – 1 thốn. Có tác giả luồn kim dưới mỏm gai hướng vào giữa đốt sống lưng 9 -10.
2. Cứu 3 -7 lửa.
3. Ồn cứu 5-10 phút.

Tham khảo của huyệt Cân Súc:

1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Nổi cuồng chạy bậy, tâm thần phân liệt, cứng thắt cột sống, dùng Cân súc làm chủ. Trẻ con động kinh co rút, cứng cột sống, mắt trợn ngược dùng Cân súc làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng “Cân súc, Khúc cốt, Âm cốc, Hành gian chủ trị động kinh, nổi cuồng chạy bậy, tâm thần phân liệt“.
3. «Thắng ngọc ca» ghi rằng: “Thiên đột, Cân súc trị trẻ con hay la rống” (Cánh hữu Thiên đột dữ Cân súc, tiếu nhi hông bế tự nhiên sơ).

4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Kết hợp vói Thủy đạo chuyên trị cứng cột sống” (Kiêm Thủy đạo, chuyên trị tích cấp cường).
5. Huyệt Cân súc, “Nhập môn”còn gọi là Cân thúc.

Bài trướcHUYỆT CẢNH TÝ
Bài tiếp theoBÀI THUỐC BỔ MÁU SAU SINH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.