HUYỆT KINH TRUNG
京中穴
EP71 Jīng zhōng xué
Xuất xứ của huyệt Kinh trung:
«Tập thành»
Đặc biệt của huyệt Kinh trung:
Kỳ huyệt
Tên Hán Việt khác của huyệt Kinh trung:
Am đô.
Mô tả của huyệt Kinh trung:
1. VỊ trí xưa :
Huyệt Kinh trung ở tại dưới rốn 1 thốn rưỡi, đo ra mỗi bên 3 thốn (Tập thành).
2. VỊ trí nay :
Nằm ngửa, ở đường chính giữa bụng dưới, dưới rốn 1,5 thốn, đo ra mồi bên 3 thốn.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Kinh trung:
Kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, ngũ lâm, đại tiểu tiện không thông, viêm phúc mạc, viêm ruột.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng 0,5 – 0,7 thốn. Tại chỗ có cảm giác tức nặng, có thể hướng lan xuống dưdi.
2. Cứu 3-5 lửa.
Tham khảo của huyệt Kinh trung:
1. «Tập thành» ghi rằng: “Huyệt Kinh trung trị đại tiểu tiện không thông, cứu 100 lửa”.
2. «Châm cứu không huyệt cập kỳ’ liệu pháp tiện lãm>> ghi rằng: “Kinh trung là kỳ huyệt châm 5 – 7 phân. Cữu 3 – 5 lửa. Chủ trị đại tiểu tiện không thông, ngũ lâm, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, còn có thể trị viêm ruột, viêm phúc mạc”.
3. Theo “Châm cứu y điên” ghi rằng huyệt này còn có tên Âm đô.