HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG 
玉堂穴
CV 18 Yùtáng xué (lou Trang, Iu Trang).

HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG
HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG

Xuất xứ của huyệt Ngọc Đường:

«Nạn kinh».

Tên gọi của huyệt Ngọc Đường:

– “Ngọc” có nghĩa đá trắng bích.
– “Đường” có nghĩa là nhà chính trong cung thất.
Ngọc đường có nghĩa nhà chính được làm bằng ngọc bích trắng ở trong cung thất, nơi cao quý mà tâm cư trú.
Có người giải thích rằng, tên của huyệt này có quan hệ với Phế, được đại diện bổi màu trắng, chủ yểu dùng trong những triệu chứng Phế khí bị rối loạn như tức ngực, ho, hen suyễn nặng tức nhiều khi nằm, khí ngắn, nên gọi là Ngọc đường.
Theo ‘Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở chỗ hõm, dưới huyệt Tử cung 1,6 thốn. Huyệt ở vị trí của Tâm. Tâm là quan của quân chủ, bởi ngày xưa lấy Ngọc đường đặt tên cho cung điện, nên ví huyệt này như chỗ ở của quân chủ, nên được gọi là Ngọc đường”.

HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG
HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Ngọc Đường:

Ngọc anh.

Huyệt thứ:

18 Thuộc Nhâm mạch.

Mô tả của huyệt Ngọc Đường:

1. Vị trí xưa :

Chỗ hõm, dưới huyệt Tử cung 1,6 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).

2. VỊ trí nay :

Huyệt là điểm gặp nhau của đường dọc của xương ức và đường ngang qua bờ trên khớp ức-sườn 4. (Có sách ghi ở trên huyệt Chiên trung 1,6 thốn, ngang với xương sườn 3).

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngọc Đường:

là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T3.

HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG
HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngọc Đường:

1. Tại chỗ :

Tức ngực, đau thần kinh sườn.

2. Toàn thân :

Viêm khí quản, suyễn, nôn mửa, phê khí thủng.

HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG
HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG

Lâm sàng của huyệt Ngọc Đường:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thượng quản, Bất dung, Cách du trị ho ra máu, đàm nhiều. Phối Chiên trung, Liệt khuyết, Xích trạch trị ho suyễn. Phối Cự khuyết, Khích môn trị đau ngực. Phối Thiên dột, Liêm tuyền trị sưng tắc họng.

HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG
HUYỆT NGỌC ĐƯỜNG

Phương pháp châm cứu:

7. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5 10 phút
* Chú ý Xương ức mềm, nhất là trẻ con không nên châm thẳng góc, dễ xuyên qua trung thất.

Tham khảo của huyệt Ngọc Đường:

1. «Giáp ất» ghi rằng: “Trong ngực đầy tức không thổ được, đau sườn nhức xương, thở suyễn nghịch hơi, nôn mửa phiền tâm, chọn huyệt Ngọc đường làm chủ”.
2. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Tâm phiền nôn mửa, dùng U môn, Ngọc đường” (Phiền tâm ẩu thổ, u môn khai thiết Ngọc đường minh).
3. Theo “Giáp ất” huyệt Ngọc đường còn gọi là Ngọc anh.

Bài trướcHUYỆT NGỌC ĐIỀN
Bài tiếp theoNGỌC MÔN ĐẦU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.