CAO VỊ DU
高位俞
NP 115 Gào Wèi Shù
Đặc biệt Tân huyệt
Mô tả huyệt Xác định huyệt:
Chế cao, rồi đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng trị bệnh :
Bại xuội.
Phương pháp châm cứu:
Châm Xiên, hướng mũi kim vào cột sống, sâu chừng 1-1,5 thốn
HUYỆT CÁCH DU
膈俞穴
B 17 Gé shu (Ko Chon)
Xuất xứ của huyệt Cách Du:
«Linh khu – Bôi du».
Tên gọi của huyệt Cách Du:
– ”Cách”có nghĩa là cơ hoành, màng chắn.
– “Du” có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt tương ứng bên trong vói cơ hoành. Cơ hoành từ đó liên hệ với lưng, lại chủ bệnh của sự rối loạn chức năng của cơ hoành như buồn nôn, nôn mửa, ợ, nấc cụt. Do đó mà có tên là Cách du (Huyệt cách mô).
Huyệt thứ 17 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt “Hội” huyệt của huyết.
Mô tả huyệt của huyệt Cách Du:
1. Vị trí xưa:
Nằm hai bên xương sống lưng, dưới đốt sống lưng thứ 7 đo ngang ra 1 thốn 5 phân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Khi điểm huyệt ngồi hơi khom lưng hoặc nằm sấp, tìm huyệt Chí dương ở dưới đốt sống lưng thứ 7 đo ra 1,5 thốn. Huyệt ở điếm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng 7 và đường thắng đứng ngoài Đốc mạch 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt :
là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, bên dưới nữa là phổi – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sườn 7, và nhánh dây sống lưng 7. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T7.
Hiệu năng của huyệt Cách Du:
Lý khí hóa ứ, bổ hư tổn, thanh huyết nhiệt, lý hư tổn, hòa vị khí, thư hông cách.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Cách Du :
1. Tại chỗ:
2. Toàn thân:
Nấc cụt, kém ăn, sốt không co mồ hôi, mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều, huyết hư, huyết nhiệt, ho lao, hẹp thực dạo, viêm dạ dày, co thắt cơ hoành, nôn mửa do thần kinh, phong độc, mề đay.
Lâm sàng của huyệt Cách Du:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thông cốc trị tích tụ kết lưu (Đại thành). Phối Mệnh môn, Thái khê trị chứng sốt rét cách nhật (Tư sinh). Phối Dương cốc trị bụng căng, đau thắt vị quản, tích tụ trong bụng, đau cơ nhục (Tư sinh). Phối Kinh cù trị sưng tắc họng.
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Cách quan Lè đoài trị liệt thực đạo. Phối Tỳ du, Cao hoang trị ăn vào mửa ra. Phối Cao hoang trị đàm ẩm. Phối Thiên đột, Chiên trung, Cự khuyết, Túc Tam-lý trị co thắt cơ hoành. Phối Đại chùy, Vị du, Huyết hải. Túc Tam-lý trị thiếu máu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, hơi xiên xuống cột sống, sâu 0,5-1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra giữa sườn. Khi châm xiên hướng theo bờ lớp cơ, châm vào 1 – 2 thốn có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.
* Chú ý Bên dưới là phổi, không nên châm sâu qua.
Tham khảo của huyệt Cách Du:
1. «Giáp ất» quyên thứ 8 ghi rằng: “Ho bắt nôn, lạnh trong ngực, ăn không xuống, sốt lạnh, da thịt xương đau, thiếu khí khó nằm được, túc đầy hai hông sườn, trên ngực nơm nớp, đau sườn bụng căng, đau thắt gấp ở thượng quản, khi ngược lên, vai lưng đau lạnh, mồ hôi không ra, sưng tắc họng, đau trong bụng, tích tụ, thích nằm, nằm mệt mỏi không muốn động đậy, mình hay ẩm ướt, đau trong tim, dùng huyệt Cách du làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: “Đại phong mồ hôi thoát, dùng Cách du làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Cách du, Âm cốc chủ trị về bụng trướng, đau thắt ở vị quản, tích tụ trong bụng, đau cơ nhục”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Cách du chủ trị đau tim, đau các khớp, ăn vào nôn ra. Vị nóng trong xương, tứ chi bải hoải, thích nằm, hạch bẹn, ho ngược, nôn mửa, các bệnh ở mắt, ăn uống không xuống, sốt mồ hôi không ra, minh nặng thường ấm, không thể ăn uống, ăn vào thì đau trong tim, minh đau sưng căng, sườn bụng đau, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm”.
5. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Các loại bệnh thuộc huyết đều nên cứu huyệt Cách du, như nôn ra máu, chảy máu cam không dứt, suy nhược chóng đầu hoa mắt, huyết nhiệt vọng hành, nôn ra máu do ở hai kinh Tâm Phế, đi cầu ra máu không dứt”.
6. «Nạn kinh» ghi rằng: “Huyệt Cách du là huyệt huyết hội trong Bát hội huyệt”.
7. Quan hệ tới vị trí của huyệt này, “Đồ dực” và “Kim giám” đều ghi rằng, huyệt từ chính giữa cột sống đo ra 2 thốn.
8. Bên trong huyệt Cách du 1 thốn, tức là ngoài Đốc mạch 5 phân, nếu bệnh nhân có nhiều vị toan (thừa nhiều chất chua ở dạ dày) đè vào chỗ này có phản ứng.
9. Lúc cánh tay bị đau nhức thì phía ngoài Cách du thường có ngạnh kết, cần phải chích cho tan đi.
10. Có tác giả cho rằng, huyệt này nằm trên mỏm gai cột sống lưng 7 đo ra mỗi bên 1,5 thốn.