HUYỆT ÔN LƯU
溫溜穴
LI 7 Wēn liū xué (Oenn Leou)

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

Xuất xứ của huyệt Ôn Lưu:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Ôn Lưu:

– “Ôn” CÓ nghĩa là ấm, chỉ Dương.
– “Lựu” có nghĩa là chữ Lưu (流 溜 ) lưu thông, chảy vào.

Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua lan hàn khí, nên có tên Ôn lựu (làm ấm kinh).

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

Tên Hán Việt khác của huyệt Ôn Lưu:

Xà đầu, Nghịch chú.

Huyệt thứ :

7 Thuộc Đại-trường kinh.

Đặc biệt của huyệt Ôn Lưu:

Khích huyệt.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

Mô tả của huyệt Ôn Lưu:

1. VỊ trí xưa:

Sau cổ tay, người lớn 6 thốn, trẻ con 5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Chỗ hõm trên xương quay khi bàn tay nắm chặt lại. Nối huyệt Dương khê và Khúc trì, từ Dương khê đo lên 5 thốn.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ôn Lưu:

là gân cơ quay 1, cơ quay 2, cơ dạng dài ngón tay cái và xương quay -.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ôn Lưu:

1. Tại chỗ:

Đau cẳng tay.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

2. Theo kinh, Toàn thân :

Viêm xoang miệng, viêm tuyến mang tai, viêm lưỡi, liệt mặt, đau bụng, thanh quản.

Lâm sàng của huyệt Ôn Lưu:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Kỳ môn trị thương hàn cổ cứng (Bách chứng).

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Nội quan, Khúc trì, Thông lý trị lưỡi sưng miệng loét. Phối Nội đình trị đau răng. Phối Bộc tham trị động kinh.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

Tham khảo của huyệt Ôn Lưu:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét mặt sưng đỏ, chọn huyệt Ôn lựu”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Sôi ruột mà đau, chọn huyệt Ôn lựu”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Điên, lưỡi thè ra ngoài, nói xàm, thấy quỷ, chọn Ôn lựu”.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

4. «Giáp ất» quyên thứ 12 ghi rằng: “Sưng tắc họng không nói được, chọn huyệt Ôn lựu và Khúc trì làm chủ”.
5. «Đại thành» quyển thú 6 ghi rằng: “Ôn lựu chủ trị về đau bụng sôi ruột, thương hàn ọe nôn, trong hoành cách khí bế. Đau đầu khi nóng khi lạnh, thích cười nói bậy bạ, nói thấy quỷ, nôn ra nhớt dãi, phong nghịch chi phù đè lún vào. Lưỡi thè ra ngoài, đau ở miệng lưỡi, sưng tắc họng”.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Thương hàn cứng gáy, chọn Ôn lựu, Kỳ môn để trị” (Tham tha hạng cường thương hàn, Ôn lựu, Kỳ môn nhi chủ chi).
7. Theo “Giáp ất” ghi rằng, Ôn lựu là “Khích” huyệt của Thủ Dương-minh kinh.
8. Sách “Giáp ất” còn gọi huyệt này là Nghịch chú, Xà đầu.
Ôn lựu có công năng thanh nhiệt giải độc, điều lý trường vị. Trên lâm sàng hay dùng để trị các chứng bệnh thuộc đường tiêu hóa và bệnh đ bộ vị tuần hành theo kinh mạch.

HUYỆT ÔN LƯU
HUYỆT ÔN LƯU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.