HUYỆT NỘI ĐÌNH

内庭穴

s 44 Nèitíng xué.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Xuất xứ của huyệt Nội Quan:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Nội Quan:

– “Nội” có nghĩa là phần sâu, hõm trong
– ” Đình ” có nghĩa là sân trước, nơi cư trú.
Huyệt có thể được dùng đê trị chứng lạnh tay lạnh chân, ngại tiếng ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng muốn ở trong phòng một mình với cửa đóng kín. Do đó mà có tên là Nội đình (phòng trong).

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Huyệt thứ:

44 Thuộc VỊ kinh

Đặc biệt của huyệt Nội Quan:

“Vinh” huyệt, thuộc “Thủy”.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Mô tả của huyệt Nội Quan:

1. VỊ trí xưa :

Trong chỗ hõm phía ngoài ngón chân cái và ngón chân thứ 2 (Giáp ất, Đồng nhãn, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

2. Vị trí nay :

Giữa kẹt ở hai ngón chân cái và trỏ, nơi có lỗ hõm. Huyệt là chỗ nói thân vói đầu sau xương đốt 1 ngón chân.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Nội Quan:

là khe giữa các gân duỗi ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cót mu chân 2. Khe giữa xương đốt 1 ngón chân 2 và 3 – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đây thần kinh chày trước và nhánh của thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Hiệu năng của huyệt Nội Quan:

Thông giáng vị khí, thanh vị tiết nhiệt, lý khí trấn thống, hòa trường hóa trệ.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Nội Quan:

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

1. Tại chỗ :

Đau ngón chân, bàn chân.

2. Theo kinh :

Đau đầu thần kinh sinh ba, đau răng, viêm hạnh nhân, đau dạ dày, viêm ruột cấp mạn tính.

3. Toàn thân:

Cước khí, ỉa ra máu, lỵ.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Lâm sàng của huyệt Nội Quan:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Túc Lâm-khấp tri căng đầy bụng dưới (Ngọc long). Phối Thượng tinh trị đau mắt (Đại thành). Phối Tam lý, Tam- âm giao trị căng đầy bụng dưới (Đại thành). Phối Lệ đoài, Công tôn trị sốt rét lạnh không muốn ăn (Tư sinh). Phối Tam lý, Nội đình trị đau bụng rất thần diệu (Thiên kim thập nhị huyệt). Phối Hợp cốc trị phù mặt, sôi ruột (Thiên tinh bí quyêt).

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Túc Tam-lý trị bí trung tiện. Phối Hợp cốc trị nhức răng do phong hỏa (thần kinh răng), sưng đau lợi răng, sưng hầu họng, viêm hạnh nhân. Phối Tam-âm giao trị đau bụng khi có kinh. Phối Thiên khu, Khúc trì trị ỉa chảy kiết lỵ do thấp nhiệt. Phối Địa thương, Giáp xa, Quyền liêu, Toán trúc, trị miệng méo mắt xếch.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, hướng mũi kim lên, sau 0,3 – 0,8 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

Tham khảo của huyệt Nội Quan:

1. «Thiên kim» ghi rằng: “Nội đình, Hoàn khiêu chủ trị về đau cẳng chân không co duỗi được.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Nội đình chủ trị về tứ chi quyết nghịch, bụng trướng đầy, SỢ nghe tiếng người, lạnh đau trong họng, miệng méo, lỗ cối sâu răng trên, sốt rét không muốn ăn, đau da đầu, chảy máu cam, thương hàn, tay chân lạnh giá, mồ hôi không ra, bạch xích lỵ“.
3. «Ngọc long ca» ghi rằng: ” Bụng dưới đầy trướng xông khí lên ở tim, châm 2 huyệt Nội đình” (Tiểu phúc trướng mãn khí công tâm, Nội đình nhị huyệt yêu tiên châm ).
4. «Thông huyền chỉ yêu phú» ghi rằng: “Bụng căng trướng ra, châm huyệt Nội đình” (Phúc bành nhi trướng, đoạt Nội đình hề hưu trì).
5. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt này là “Vinh” huyệt của Túc Dương-minh kinh.

6. Nội đình là Vinh huyệt của Túc Dương minh Vị kinh. Hễ biểu hiện các loại bệnh chứng có quan hệ tới trường vị và trên đường tuần hành của VỊ kinh. Trong phương pháp châm lấy huyệt ó xa hoặc châm hoặc cứu, bổ hay tả tùy theo bệnh, trên lâm sàng đây là một huyệt hay dùng lỏi.

HUYỆT NỘI ĐÌNH
HUYỆT NỘI ĐÌNH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.