HUYỆT THÁI DƯƠNG
太陽穴
EP 5 Tàiyángxué (Tae Yang)
Tên gọi của huyệt Thái Dương:
– “Thái”, trong tiếng Trung quốc cổ, chữ “Thái “, tương tự như chữ “Đại “, có nghĩa là lớn.
– “Dương” có nghĩa là phía trên, ở đây chỉ tới đầu. Huyệt là nơi hội tụ các kinh mạch ở đầu và nơi dương khí nhiều nhất. Ngoài ra, huyệt này chuyên chữa chứng đau nhức đầu. Cho nên gọi là Thái dương.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thái Dương:
Dương dung
Đặc biệt của huyệt Thái Dương:
Kỳ huyệt.
Mô tả của huyệt Thái Dương:
1. Vị trí xưa:
Ở sau khóe nhỏ mặt một tí (Thánh tê), ở chỗ hõm phía sau lông mày nơi có đường
mạch xanh của Thái dương (Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước chừng 1 thốn, nơi chỗ hỏm sát cạnh ngoài mỏm ở mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu phồng lên.
3. Giải phẫu, Thần lành Dưới của huyệt Thái Dương :
là cân và cơ thái dương. Xương thái dương – Nhánh tai thái dương dây thần kinh sinh ba.
Hiệu năng của huyệt Thái Dương:
Sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Dương:
Tại chỗ, toàn thân:
Đau đầu, đau nửa đầu, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt, đau thần kinh sinh ba.
Lâm sàng của huyệt Thái Dương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Hợp cốc, Toán trúc trị nhức đầu do thương hàn (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Ân dường, Hợp cốc trị nhức đầu, cảm mạo. Phối Ế phong trị đau răng. Phối Nhĩ tiềm (nặn máu) trị viêm kết mạc cấp tính. Phối Toản trúc (nặn máu) trị viêm mí mắt.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, khi trị thiên đầu thống có thê châm ngang, luồn mũi kim ra đến huyệt Suất cốc dài 1 – 2 thốn, khi châm có cảm giác căng tức lan đến 2 mang tai – Khi trị liệt dây thẩn kinh số 7 có thể hướng mũi kim xuống huyệt Giáp xa, sâu chừng 1 thốn, có cảm giác căng tức có khi lan tới vùng lưỡi – Khi điều trị viêm kết mạc cấp tính hoặc nhức đầu có thể châm nặn ra một tí máu.
Tham khảo của huyệt Thái Dương:
1. «Thánh huệ» ghi rằng: “Hai huyệt Tiền quan ở sau mắt nửa thốn là huyệt, cũng còn gọi là huyệt Thái-dương. Các chứng đầu phong, mắt đỏ, đầu đau, hoa mắt, rít mắt châm vào 3 phân”.
2. «Thánh tế» ghi rằng: “Sau khóe mắt nhỏ 1 thốn là huyệt Thái-dương, không được làm tổn thương, tổn thương thì làm cho con ngươi mắt khô không trị được”.
3. «Kỳ hiệu» ghi rằng: “Huyệt Thái dương gồm 2 huyệt, ở tại chính giữa chỗ hỏm sau mi mắt trên tỉnh mạch xanh nơi Thái-dương là huyệt. Trị mắt sưng đỏ và đau đầu, nên dùng kim Tam lăng châm nặn ra máu. Phép xuất huyết như sau, dùng một miếng bông vuốt căng nơi đó thì sẽ thấy mạch máu tím, châm thấy ra máu thì đỡ bệnh.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Hai huyệt Thái dương ở giữa hỏm sau má mắt, trên mạch xanh tím ở thái dương. Trị mắt đỏ sưng đến đầu, dùng kim tam lăng để nặn ra máu.
5. «Lương phương tập dịch» ghi rằng: “Đau nhức chính giữa đầu hoặc một bên đầu, một con Ban miêu bỏ cánh, và chân gói cách giấy bản nghiền bột ray bỏ xác vỏ đi, đem một chút điểm ở trên thuốc cao, nếu đau ở bên trái thì dán ở Thái-dương bên phải và ngược lại, sau lưu nửa ngày thì lấy ra sẽ không bao giở đau trở lại. Đầu phong đau quanh một con mắt, dùng 1 hạt Xuyên Bối-mẫu, 7 hạt Bạch Hồ-tiêu. Tán bột, lấy nước cốt củ hành làm viên bằng hạt Trắc-bá lớn, dùng thuốc cao dán ở trên huyệt Thái dương, mắt có thể rõ trỏ lại”.
6. «Nghiệm phương tân biên» ghi rằng: “Đau mắt do phong hỏa, dùng Hoàng đơn và mật ong đều dán ở huyệt Thái-dương rất có hiệu quả”.
7. «Trung quốc châm cứu học» ghi rằng: “Thái-dương, (hay còn gọi là Dương dương), sau xương mày 1 thốn, nơi chính giữa lỗ hỏm. Châm 5 phân. Chủ trị đau nửa đầu, các loại bệnh ở mắt“.
8. «Châm cứu tạp chí» quyển thứ nhất ghi rằng: “Hai huyệt Thái dương, ở trong chỗ hỏm sau mí mắt, chủ trị mắt sưng đỏ và đau đầu, nên dùng tam lăng chích ra máu”.
9 Huyệt Thái dương, theo “Thánh huệ” ghi là Tiền quan.
10. «Châm cứu du huyệt học» ghi rằng: “Trước đây thuộc Kỳ huyệt, hiện nay có sách sát nhập vào kinh Tiểu-trường”.