HUYỆT THÁI BẠCH 

太白穴
Sp 3 Tàibái xuéi (Taé Po).

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

Xuất xứ của huyệt Thái Bạch từ sách nào?

«Linh khu – Bản du»

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Thái Bạch là gì ?

– “Thái” có nghĩa là lớn.
– “Bạch” có nghĩa là trắng.
Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch (quá trắng).

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

Huyệt thứ:

3 Thuộc Tỳ kinh.

Đặc biệt của huyệt Thái Bạch:

“Nguyên huyệt”, “Du huyệt” thuộc Thổ.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

Mô tả của huyệt Thái Bạch:

1. VỊ trí xưa:

Chồ hõm dưới xương bờ trong chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

2. VỊ trí nay :

Phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ 1. Huyệt nằm trên đường tiếp giáp da gan chân và da mu chân ở bờ trong bàn chân.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thái Bạch:

là cơ dạng ngón chân cái và cơ gấp ngắn ngón cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới đầu trước xương bàn chân 1 – Dây thần kinh hiển của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 3-4 và nhánh hỗn hợp của nhánh thần kinh hông khoeo ngoài của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 4-cùng 1. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T9.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

Hiệu năng của huyệt Thái Bạch:

Phò tỳ thổ, hóa trung tiêu, điều khí cơ, trợ vận hóa.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Bạch:

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

1. Tại chỗ :

Sưng đau khớp chân cái.

2. Theo kinh:

Đau dạ dày, sình bụng, viêm dạ dày cấp tính.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

3. Toàn thân :

Bí ỉa, phù thũng, lỵ.

Lâm sàng của huyệt Thái Bạch:

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Hãm cốc, Đại- trường du trị sưng trong bụng (Đại thành). Phối Công tôn, trị ăn không tiêu, đầy bụng, no hơi (Tư sinh).

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Công tôn, Túc Tam-lý trị ăn không tiêu. Phối Trung quản trị đau dạ dày.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

Tham khảo của huyệt Thái Bạch:

I «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Minh nặng xương nhức ê dùng Thái bạch làm chủ 1
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Liệt mà không hề biết dùng Thái bạch làm chủ”.
3. «Thiên kìm» ghi rằng: “Thái bạch, Công tôn, chủ trị về trướng bụng, ăn không tiêu, bụng trướng bành ra, trong bụng có đầy trướng khí”.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH

4. <<Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Thái bạch chủ trị về mình sốt nóng nảy bứt rứt, đầy tức, bụng trướng ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy ra máu mủ, đau thắt lưng, đại tiện khó, khí nghịch hoắc loạn, đau thắt trong bụng, sôi ruột, gối đùi cẳng chân đau mỏi ê ẩm, vọp bẻ, mình nặng xương đau, đau tâm vị, bụng trướng ngực đầy, đau tim mạch hoãn”.

5. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt này là “Du” huyệt của Túc Thái-âm kinh. Nó cũng là “Nguyên” huyệt.
6. Thái bạch có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp có thể trị liêu được các loại bệnh tật thuộc trường vị, gây ra các chứng mình sốt bứt rứt trướng đầy, nôn mửa tiêu chảy, đau bụng.

HUYỆT THÁI BẠCH 
HUYỆT THÁI BẠCH
Bài trướcHUYỆT THÁI ẤT 
Bài tiếp theoHUYỆT THÁI DƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.