HUYỆT THIÊN KHÊ
天溪穴
Sp 18 Tiān xī xué (Tien Tsri, Tienn Ké).
Xuất xứ của huyệt Thiên Khê:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thiên Khê:
– “Thiên” có nghĩa là phần trên của cơ thể. Thiên đối với Địa.
– “Khê” có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê.
Huyệt này ở một bên huyệt Thiên trì và cách huyệt này 1 thốn. Châm vào đó thúc đẩy được dòng sữa chảy, ở đây dòng chảy của sữa được so sánh như một con suối thiên nhiên của trời đất nên gọi là Thiên khê (suối trời).
Huyệt thứ :
18 Thuộc Tỳ kinh.
Mô tả của huyệt Thiên Khê:
1. Vị trí xưa:
Cách giữa ngực 6 thốn, huyệt ở chỗ hỏm dưới huyệt Hung hương 1,6 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Giữa xương sườn 4, cách đường giữa ngực 6 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Khê:
là bò dưới cơ ngực to, phan gân cơ chéo to của bụng và cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4. Dưới nữa là phổi – Thần ki ĩh vận động cơ là dây ngực to và dây gian sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Khê:
1. Tại chỗ :
Viêm tuyến vú, đau dây thần kinh sườn.
2. Toàn thân :
Viêm khí quản, suyễn, nấc cụt.
Lâm sàng của huyệt Thiên Khê:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Trung phủ trị nôn mửa, thượng khí (Tư sinh) Phối Hiệp khê trị sưng vú, mụn nhọt vú (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Nội quan, Xích trạch, Chiên trung, Thiên đột trị đau ngực. Phối Thiên phủ trị nôn, khí xốc ngược lên.
Phương pháp châm cứu:
Ị. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý Bên dưới là phổi cấm châm sâu
Tham khảo của huyệt Thiên Khê:
1. «Thiên kim» ghi rằng: “Thiên khê, Hiệp khê trị ung nhọt vú lở vú“.
2. «Ngoại đài» ghi rằng: “Thiên khê trị đau đầu ở trong ngực, sưng vú, ho nghịch khí lên, trong họng có tiếng kêu”.
«Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên khê chủ về đau đầy trong ngực, ho ngược khí lên, trong họng có tiếng kêu, phụ nữ ung nhọt sưng lở ở vú.