HIỆP KHÊ

侠溪穴 

G 43 Xiá xī xué

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

Xuất xứ của huyệt Hiệp Khê:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Hiệp Khê:

-“Hiệp” có nghĩa là một nơi nhỏ và hẹp.
-“Khê” có nghĩa là khe, giông nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê.
Huyệt ở trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Đường đi giữa Kỳ cốt, chẻ đôi của ngón út và ngón áp út như dạng nước khe chảy ở giữa nên gọi là Hiệp khê”

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

Huyệt thứ:

43 Thuộc Đởm kinh

Đặc biệt của huyệt Hiệp Khê:

“Vinh” huyệt, thuộc “Thủy” Mô tả huyệt

Vị trí của huyệt Hiệp Khê:

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

1. VỊ trí xưa :

Khe xương của ngón chân út và ngón thứ 4, chỗ hõm trước khớp bàn ngón chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Ép hai đầu ngón chân 4 và 5 vào nhau, ở khoảng giữa đốt xương thứ nhất ngón chân thứ 4 chỗ hõm gần kẽ. Huyệt nằm ở đầu kẽ giũa hai ngón chân phía trên mu chân.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hiệp Khê:

là khe giữa các gân duỗi ngón 4 và 5 của cơ duỗi dài các ngón chân, gân duỗi ngón 4 của cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đốt 1 các xương ngón chân 4 và 5 – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

Hiệu năng của huyệt Hiệp Khê:

Thanh nhiệt, tức phong, chỉ thống.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hiệp Khê:

1. Tại chỗ:

Đau sưng mu bàn chân, ngón út

2. Theo kinh:

Não sung huyết, ù tai, lãng tai, đau thần kinh liên sườn.

3. Toàn thân:

sốt không ra mồ hôi.

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

Lâm sàng của huyệt Hiệp Khê:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Dương phụ, Thái xung trị đau dưới nách, mã đao (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Chi câu, Dương Lăng-tuyền, trị đầy trướng sườn ngực. Phối Thái dương, Phong trì trị đau đầu hoa mắt. Phối Ê phong, Thính hội trị điếc, ù tai

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cứu 2 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 3 – 5 phút.

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

Tham khảo của huyệt Hiệp Khê:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau phía ngoài đầu gối, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, đỏ đau khóe ngoài mắt, đau xoay xẩm, đau hai hàm, hàn nghịch chảy nước mắt, ù tai, điếc, nhiều mồ hôi,ngứa mắt, đau trong ngực, không quay qua lại được, đau không có chỗ cố định, dùng Hiệp khê làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đầy tức hông sườn, lạnh như trạng thái gió thổi, dùng Hiệp khê làm chủ”.

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ

3. «Thiên kim» quyên thứ 30 ghi rằng: “Hiệp khê chủ trị đau đỏ khóe mắt ngoài, hàn nghịch chảy nước mắt, ngứa mắt. Bệnh thuộc phong, dùng Hiệp khê trị trong dạ dày lạnh như có gió thổi, đầu hoa, đau hai má”.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Hiệp khê kết hợp Dương cốc, trị sưng hàm, cấm khâu”. (Kiêm Dương cốc, trị hàm thũng khẩu cấm).
5. Căn cứ theo “Linh khu – Bản đu” ghi rằng, Hiệp khê là Vinh huyệt của Túc Thiếu-dương kinh.

HIỆP KHÊ
HIỆP KHÊ
Bài trướcÝ NGHĨA CỦA CHẨN MẠCH KHÍ KHẨU
Bài tiếp theoHOA CÁI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.