HUYỆT THƯƠNG KHÚC
商曲穴
K 17 Shāng qū xué (Chang Kou, Chang Tsiou).
Xuất xứ của huyệt Thương Khúc:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt Thương Khúc:
– “Thương” có nghĩa ở đây nói đến Đại-trường, bỏi nó được đại diện trong thuyết Ngũ hành, Kim ứng với Thương là một trong năm thang âm (gam).
– “Khúc” có nghĩa là cong.
Huyệt có thể được dùng trong sự rối loạn kết tràng mà nó chiếm vòng xoắn cong dọc theo hướng của nó. Do đó mà có tên là Thương khúc.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Thương khúc, là chỗ cong của Vị đi xuống ruột, thông với nơi nguồn góc phát xuất của thủy thấp vận chuyển cặn bã, thông thương tân dịch, cho nên gọi là Thương khúc”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thương Khúc:
Cao khúc, Thương xá.
Huyệt thứ:
17 Thuộc Thận kinh.
Đặc biệt của huyệt Thương Khúc:
Hội của Túc Thiếu-âm và Xung mạch.
Mô tả của huyệt Thương Khúc:
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Thạch quan 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Xác định huyệt Hạ quản (trên rón 2 thốn) đo ra 0,5 thốn. Khi điểm huyệt nằm ngửa.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thương Khúc:
là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là Đại trường ngang Thần kinh vận động của cơ là 6 nhánh gian sườn dưới, và dây bụng sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T9.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thương Khúc:
1. Tai chỗ :
Viêm phúc mạc.
2. Toàn thân:
Đau dạ dày, đau thoát vị.
Lâm sàng của huyệt Thương Khúc:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Trung quản, Túc Tam-lý, Đại hoành trị đau bụng. Phối Chi cấu, Phong long trị táo bón.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cún 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
Tham khảo của huyệt Thương Khúc:
1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Tích tụ trong bụng, đau như cắt, dùng Thương khúc làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị đau bụng, tích tụ trong bụng, đau như cắt, các chứng đau trong bụng, không muốn ăn uống, mắt đỏ từ khóe mắt trong”.
3. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng Thương khúc là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu-âm.