HUYỆT PHONG LONG
豐隆穴
S 40 Fēng lóng xué (Fong Long).
Xuất xứ của huyệt Phong Long:
«Linh khu – Kinh mạch».
Tên gọi của huyệt Phong Long:
– “Phong” có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có.
– “Long” có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn lại lớn lao, ụ.
Kinh Túc Dương-minh Vị là kinh có khí và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nôi lên khi vênh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long (giàu và thịnh vượng).
Huyệt thứ:
40 Thuộc VỊ kinh.
Đặc biệt của huyệt Phong Long:
Lạc huyệt của Túc Dương-minh kinh nối với Túc Thái-âm Tỳ kinh.
Mô tả của huyệt Phong Long:
1. VỊ trí xưa:
Trên mắt cá ngoài 8 thốn nơi chỗ hõm phía ngoài xương ống chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt, ngồi thõng chân, từ ngoại mắt cá chân đo lên 8 thốn, ngoài huyệt Hạ liêm, khi tìm huyệt vênh bàn chân lên xoay qua lại cho lộ khe cơ. Huyệt ở trên chỗ loi cao nhất của mắt cá ngoài chân.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phong Long:
là khe giữa cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn, ở sâu là cơ duỗi dài riêng ngón chân cái. Xương mác – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dày thần kinh cơ da. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L5.
Hiệu năng của huyệt Phong Long:
Hòa vị khí, hóa đàm thấp, định thần chí.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Phong Long:
1. Tại chồ :
2. Theo kinh:
3. Toàn thân :
Ho, đàm nhiều, chóng mặt, sưng tứ chi, bế kinh, băng huyết.
Làm sàng của huyệt Phong Long:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Phế du trị ho đàm nhiều (Ngọc long). Phối Phục lưu trị sưng húp tứ chi (Tư sinh). Phối Khâu khư trị đau thắt ngực (Tư sinh). Phối Dũng tuyển, Quan nguyên có thể trị ho lao (Bách chứng). Phối Cường gian trị đau đầu (Ngọc long). Phối Trung quản trị các chứng đàm ẩm. Phong đàm nhức đầu châm Phong long (cứu cũng được) trị các loại đàm, suyễn, đầu phong (Y học cương mục).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Phong trì, An miên, Thần môn trị mất ngủ, xoàng đầu. Phối Thiên trụ, Nội quan, Hành gian chữa chóng mặt. Phối Chiêu hải, Chi cấu trị bón. Phối Túc Tam- lý, Thiên đột, Trung quản, Phong môn, Xích trạch trị ho, hen suyễn, đàm nhiều.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Châm thẳng, mũi kim hướng xiên vào trong, sâu 1,5-3 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hướng lên trên lan tới vùng đùi hoặc chạy xuống mắt cá ngoài.
1. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Phong Long:
1. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Quyết đầu thống, mặt phù thủng, bồn chồn nóng nảy trong người, nổi cuồng thấy ma thấy quỷ, thích cười, phát bệnh ở ngoài thấy cười lớn, họng sưng tắc, không nói được dùng huyệt Phong long làm chủ”.
2. «Thiên kim» quyển thứ 3 ghi rằng: “Phong long, Khâu khư chủ trị về chứng đau ngực như kim châm vào”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Phong long chủ trị về quyết nghịch, đại tiểu tiện khó, lười biếng lừ đừ, đau ê mông đùi gối, co duỗi khó, trong ngực như kim châm, bụng đau như dao cắt, đau đầu do phong đàm, sưng húp tứ chi, chân xanh mình lạnh thấp khí, họng sưng tắc, không nói được, trèo cao mà ca hát, cẳng chân khô thì bổ huyệt này”.
4. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đàm nhiều nên dùng huyệt Phong long” (Đàm đa nghi hướng Phong long tầm)
5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Cường gian, Phong long đau đầu phải dùng tới” (Cường gian, Phong long chi tế đầu thống nan cấm).
6. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Ho suyễn châm Phong long sâu 3 phân” (Háo suyễn phát lai lẫm bát đác Phong long thích nhập tam phân thâm).
7. Theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi huyệt này là “Lạc” huyệt của Túc Dương-minh kinh .
8. Phong long có công năng hòa vị hóa đàm, lợi khí khoan hung, thanh thần định chí. Chủ trị về bệnh thuộc phủ Vị và bệnh biến như đàm trọc lưu chú tới Tâm, Phế, Vị, Trường, da thịt, khớp, cho đến những bệnh biến trên đường tuần hành của Túc Dương-minh kinh mạch, lạc mạch. Hễ bệnh đàm nhiều do bệnh tật ỏ hệ hô hấp cần phải gia thêm Phong long. Đối với bệnh chứng về tinh thần làm đàm mê tâm khiếu Phong phong có tác dụng khử đàm, khai khiếu, tỉnh thần.
9. Theo Trần Tồn Nhân (Hương cảng) xác định huyệt này ở ngoài huyệt Điều khẩu.
10. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, tả huyệt này đê trị những chứng tâm thần phiến loạn như nổi gắt, nổi cuồng, cười, hát, la hét, tìm chỗ cao mà chạy lên, kèm với chứng tức ngực. Huyệt này phối hợp với huyệt Thân mạch trị được chứng tâm thần yếu ớt, nhẹ dạ, dễ bị ám thị, bị ám ảnh mà sinh bệnh, lại cũng có thể nhờ ám thị mà lành. Kết hợp thêm Ngoại lăng, Túc Tam- lý, Cưu vĩ (tả).