HUYỆT THƯƠNG KHÂU

商丘穴
Sp 5 Shāngqiū xué(Chang Tsiou).

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Xuất xứ của huyệt Thương Khâu:

«Linh khu – Bản du».

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Tên gọi của huyệt Thương Khâu:

– “Thương” có nghĩa là một trong 5 thang âm của ngũ âm ngày xưa, đó cũng là âm của Phế kim.
– “Khâu” có nghĩa là ngọn đồi, ở đây nói đến ụ xương nổi lên.

Huyệt ở sát khe khớp gót-sên thuyền nơi lỗ hõm nằm ở địa điểm như bên ngọn đồi. Huyệt thuộc Kinh Kim, nó được đại diện bởi kim loại theo thuyết Ngũ hành. Cho nên gọi là Thương khâu (Đồi kim loại).

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Thương là âm của Phế. Khâu là gò đẩt. Gò đất là nơi tụ đất quý, nơi ấy có hiện tượng sinh Kim (loại). Phế rực sáng ở đây”.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Tên đọc khác của huyệt Thương Khâu:

Thương khưu.

Huyệt thứ:

5 Thuộc Tỳ kinh.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Đặc biệt của huyệt Thương Khâu:

“Kinh ” huyệt, thuộc “Kim.

Mô tả của huyệt Thương Khâu:

1. Vị trí xưa:

Chỗ hõm dưới mắt cá chân trong, hơi về phía trước một tý (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

2. VỊ trí nay:

Phía dưới ở trước mắt cá chân trong, nơi chỗ hỏm. Khi tìm, gấp duỗi bàn chân để tìm chồ hõm.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thương Khâu:

là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót sên thuyền Thần kinh vận động cơ là nhánh dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thương Khâu:

1. Tại chỗ:

Cước khí, nhức chân.

2. Theo kinh, toàn thân :

Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu hóa kém, phù thũng.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Hiệu năng của huyệt Thương Khâu:

Kiện tỳ vị, tiêu thấp trệ.

Lâm sàng của huyệt Thương Khâu:

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Phục lưu trị trĩ nội (Tư sinh). Phối U môn, Thông cốc trị buồn nôn (Tư sinh). Phối Giải khê, Khâu khư trị đau chân (Ngọc long). Phối Tam-âm giao trị tỳ hư khó tiểu tiện (Đại thành).

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thiên khu, Âm Lăng-tuyền, trị viêm ruột mãn tính. Phối Địa Ngũ-hội, Khiêu âm, Diều khẩu trị viêm ngón chân út. Phối Hợp cốc, Khúc trì trị ho gà. Phối Quan nguyên, Tỳ du, Tam-tiêu du trị ỉa chảy mãn tính do tỳ dương suy.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn, có thê châm xiên tới huyệt Giải khê sâu 1- 1,5 thốn, có cảm giác căng đau ỏ khốp cô chân.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

Tham khảo của huyệt Thương Khâu:

1. «Tô vấn – Thích ngược thiên» ghi rằng: “Tỳ ngược làm người lạnh trong bụng đau, nếu nhiệt thì trong ruột sôi, sôi hết thi ra mồ hôi, châm Túc Thái-âm”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh thích nôn, dùng Thương khâu làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Quyết đầu thống, mặt sưng lên dùng Thương khâu làm chủ”.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

4. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau nhức trong xương, bứt rứt đầy tức, dùng Thương khâu làm chủ”.
5. «Giáp ất» quyên thứ 11 ghi rằng: “Điên cuồng, thích ăn nhiều hay cười, không phát ra ngoài được làm nóng nảy bứt rứt trong người khát nước, chọn Thương khâu làm chủ”.
6. «Giáp ất» quyên thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con ho mà ỉa chảy, không muốn ăn, dùng Thương khâu làm chủ”.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

7. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con động kinh, tay chân co giật, mờ mắt, cấm khẩu, tiểu vàng, dùng Thương khâu làm chủ”.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

8. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Bụng trướng, trong ruột sôi, không đại tiểu tiện được, tỳ hư làm người ta không vui vẻ, mình lạnh hay buồn bã, nhức xương bỏi phong thấp, khích nghịch, trĩ, mơ thấy ma, co giật, sốt lạnh thích nôn, đau bên trong đùi, khí ủng tắc, thoát vị chạy lên xuống gây đau bụng dưới, không thể cúi ngửa, tỳ tích có bĩ khí, vàng da, lưỡi cứng đau, bụng trướng sốt lạnh, ỉa chảy, nôi cục nổi hòn trong bụng, ỉa toàn nước, mặt da vàng, thổ dài, hay suy xét, hay suy nghĩ, ăn không tiêu, mình sưng nặng nề nhức đau các khớp, lưồi biếng thích nằm, đàn bà không sinh nỏ, kinh phong trẻ con”..

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

9. “Tháng ngọc ca” ghi rằng: “Đau mu bàn chân, châm Thương khâu” (Cước bôi thống thời Thương khâu thích).
10. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt này là “Kinh” huyệt của Túc Thái-âm kinh.

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU

11. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, tả huyệt Thương khâu trong trường hợp bệnh nhân là người lãnh đạm, buồn phiền, ưu sầu, có khi tự nhiên khóc lên, thỏ ra và tỏ thái độ chán nản không chịu làm bất cứ một việc gì, hay sợ lạnh, ban ngày thì buồn ngủ nhưng về đêm giấc ngủ không yên, thường hay có ác mộng nằm thấy ma quỷ hay có nhiều nỗi sợ bâng quơ (Xem: Nội quan).

HUYỆT THƯƠNG KHÂU
HUYỆT THƯƠNG KHÂU
Bài trướcHUYỆT THƯƠNG DƯƠNG 
Bài tiếp theoHUYỆT THƯƠNG KHÚC

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.