HUYỆT TRUNG KHÔI
中魁穴
EP 119 Zhōng kuí xué.
Xuất xứ của huyệt Trung Khôi:
«Ngọc long kinh».
Tên gọi của huyệt Trung Khôi:
– “Trung” có nghĩa là chính giữa.
– “Khôi” có nghĩa là đầu sỏ, củ, các loài thực vật đầu rễ mọc ra củ gọi là khôi.
Huyệt ở ngón tay chính giữa, nơi chỗ nhô cao lên của lóng tay nên gọi là Trung khôi.
Đặc biệt của huyệt Trung Khôi:
Kỳ huyệt.
1. Vị trí xưa:
Trên đốt thứ 2 ngón tay giữa, khi lấy huyệt phải gập ngón tay xuống lòng bàn tay (Ngọc long kinh).
2. Vị trí nay:
Đỉnh cao nhất khóp đói 2 và 3 ngón tay giữa, mặt sau bàn tay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Khôi:
là gân duỗi ngón giữa của cơ duỗi chung các ngón tay. Khe khớp đốt xương 2,3 của ngón tay giữa – Thẩn kinh vận động cơ do nhánh của dây quay.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Khôi:
Nôn mửa, nấc cụt, co thắt thực đạo, chảy máu mũi.
Phương pháp châm cứu:
Cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Khôi:
1. «Ngọc long kinh» ghi rằng: “Đau răng từng cơn, cần châm cứu Nhị gian, ăn vào mửa ra.
nôn mửa dùng Kỳ huyệt Trung khôi” (Nha thống trận trận thống tương tiển, châm cứu hoàn tu mịch Nhị gian, phiên ẩu bất cấm kiêm thổ thực, Trung khôi kỳ huyệt thí thí khán).
2. «Y kinh tiếu học» ghi rằng: “Lậu kinh huyệt pháp: Trung khôi 2 huyệt ở ngón tay giữa, đốt thứ 2 ở đỉnh, trị ăn vào nôn ra, sáng ăn tối mửa, tối ăn sáng mửa”.
3. «Đại thành» ghi rằng: “Hai huyệt Trung tà, ỏ tại đỉnh ngón tay thứ 2 của ngón giữa, co lại để điểm huyệt. Trị các loại nghẹn, ăn vào mửa ra, có thê cứu 7 lửa, nên tả. Lại ghi rằng hai huyệt Dương khê cũng có tên là Trung khôi”.
4. «Ngoại đài thọ thế phương» ghi rằng: “Chảy máu cam, dùng dây thắt chặt ngón tay giữa nơi chỗ khớp co cong là cầm. Chảy máu bên trái thắt bên phải, chảy bên phải thắt bên trai, chảy cả hai lỗ thắt cả hai bên, rất hay”.
5. «Châm cứu học» ghi rằng: “Trung khôi cứu 3 lửa, trị hẹp teo thực đạo, ăn uống giảm lui, giãn dạ dày, bạch điến phong”.