HUYỆT TRUNG ĐỘC
中渎穴
G 32 Zhōng dú xué (Tchong Tou).
Xuất xứ của huyệt Trung Độc:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Trung Độc:
– “Trung ” có nghĩa là ở giữa.
– “Độc” có nghĩa là một con sông nhỏ.
Huyệt nằm ở đường nối Phong thị và Tất Dương-quan. Kinh khí đến đây giống như nước chảy vào trung tâm của một dòng sông nhỏ. Do đó mà có tên là Trung độc.
Theo “Khổng huyệt mệnh danh đích thiên thuyết” ghi rằng: “Độc, có nghĩa là rãnh. Trung
độc là huyệt ở giữa rãnh mặt ngoài đùi, có thể lấy hình dạng của vị trí để đặt tên”.
Huyệt thứ:
32 Thuộc Đởm kinh.
Mô tả của huyệt Trung Độc:
1. VỊ trí xưa:
Ngoài xương đùi, trên đầu gối 5 thốn, nơi khe thịt có hỏm xuống (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. Vị trí nay:
xác định huyệt Phong thị, xong đo xuống 2 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Độc:
là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài bờ trước cơ hai đầu đùi, cơ rộng giữa. Dưới nữa là xương đùi – Thần kinh vận động cơ là nhánh dây mông trên, các nhánh đùi, và nhánh dây hông khoeo to. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Độc:
Tại chồ, Theo kinh :
Nhức ống chân, bại xuôi chi dưới, đau dây thần kinh hông, viêm khớp gối.
Lâm sàng của huyệt Trung Độc:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hoàn khiêu, Dương Lăng-tuyền, Túc Tam-lý trị bại xuôi chi dưới. Phối Âm thị dọc theo chi dưới phía ngoài, trị tê lạnh, đau nhức.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1,3-3 thốn.
2. Cứu 7 lủa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Độc:
1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Hàn khí giữa cơ bắp, đau chạy lên chạy xuống, cân tý mất cảm giác, dùng Trung độc làm chủ”.
2. «Ngoại đài» ghi rằng: “Đau, công kích lên xuống, cân tý mất cảm giác”.
3. Theo “Tụ anh” ghi rằng, huyệt Trung độc là “Lạc huyệt” của Túc Thiếu dương, “biệt tầu” Quyết-âm.