HUYỆT ỦY TRUNG Ở ĐÂU?
委中穴
B 40 Wěi zhōng xué (Oé Tchong)
Xuất xứ của huyệt Ủy Trung từ đâu?
Sách: <<Linh khu – Bản du».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Ủy Trung là gì?
– “Úy” có nghĩa là gượng theo, uốn mình mà theo, khúc cong. Ớ đây nói đến hố vùng khoeo.
– “Trung” có nghĩa là chính giữa.
Khi định vị trí huyệt này, người bệnh được yêu cầu gập cong đầu gối đến mức có một chỗ hõm xuất hiện ỏ chính giữa của hố vùng khoeo. Huyệt nằm ỏ chính giữa chỗ hõm đó nên gọi là úy trung (chính giữa khoeo).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ỏ chính giữa khoeo chân, nơi văn chỉ ngang động mạch giữa khoeo chân ngay chính giữa chỗ góc chân. Gấp cong chân lại để chọn huyệt, nên gọi là úy trung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Ủy Trung:
Huyết khích, Khích trung, Trung khích, úy Trung-ương, Thôi ao.
Huyệt thứ :
40 Thuộc Bàng quang kinh.
Đặc biệt của huyệt Ủy Trung:
“Hợp huyệt”, thuộc Thổ. “Khích huyệt” của huyết.
Vị trí của huyệt Ủy Trung nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Giữa nếp lằn ngang giữa khoeo chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).
2. VỊ trí nay:
Chính giữa nếp chỉ ngang chính của nhượng chân. Khi điểm huyệt nằm sấp thẳng chân.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Ủy Trung:
là chính giữa vùng trám khoeo. Khe khớp gói – Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn L3, s2. Da vùng huyêt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S2.
Hiệu năng của huyệt Ủy Trung là gì?
Thanh huyết, tiết nhiệt, thư cân thông lạc, đuôi phong thấp, lợi lưng gối.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Ủy Trung:
1. Tại chỗ:
Viêm khớp gối, co rút cơ bắp chân.
2. Theo kinh:
Đau lưng–thắt lưng, đau dây thần kinh hông, bại liệt chi dưới.
3. Toàn thân:
Giải độc cơ thể, trúng nắng, viêm trường vị cấp tính.
Kinh nghiêm Lâm sàng của huyệt Ủy Trung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tiền cốc trị tiểu tiện rối loạn màu (Dại thành). Phoi Phục lưu trị lưng-thắt lưng đau ngặt (Đại thành). Phối Ngư tế trị đau tê một bên hông sưởn (Dại thành). Phối Tam lý, Tam-ãm giao trị đau gối, đau bắp chân (Dại thành). Phối Tam lý, Thừa sơn trị đau chân (Đại thành). Phối Thận du, Côn lớn trị đau thắt lưng (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nữ tất trị lỏ bô tóc sau cô. Phối Hợp cốc trị trúng phong. Phối Cách du trị viêm quầng. Phối Côn lỏn trị đau lưng đùi. Phối Túc Tam-lý, Thân mạch trị chứng cứng động mạch. Phoi Thập tuyên, Nhân trung trị trúng nắng. Phối Ngân giao, A-thị huyệt trị chấn thương vùng thắt lưng cấp tính Phối Thận du, Yêu Dương-quan, Thứ liêu trị đau thắt lưng- đùi. Phối Dương Lăng-tuyền, Huyền chung trị liệt chi dưới.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn có cám giác căng tức tại chỗ, hoặc có cảm giác như điện giật tê xuống bàn chân – Khi trị chấn thương vùng thắt lưng cấp tính, dùng tam lăng châm điểm thích xuất huyết.
2. Cứu Ôn cứu 3 – 5 phút.
* Chú ý Không kích thích mạnh quá tổn thương thần kinh và mạch máu.
Tham khảo của huyệt Ủy Trung:
1. «TỐ vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên» ghi rằng: “Vân môn, Ngư cốt, úy trung. Tủy không, 8 huyệt đó dùng đê’ tả bổ nhiệt đ tứ chi”.
2. «Linh khu – Tạp bệnh» ghi rằng: “Bệnh quyết nghịch đi áp dọc theo cột sóng làm đau tđi đỉnh đầu, đầu bị trầm trầm, mắt bị hoa hoa, cột sống ở thắt lưng cứng, thủ huyệt ỏ huyết lạc tại khoeo chân thuận kinh Túc thái dương”.
3. «Linh khu – Nhiệt bệnh» ghi rằng: “Bị chứng Phong kinh làm cho thân mình nảy ngược ra sau, trưóc tiên nên thủ huyệt của kinh Túc thái dương ỏ giữa khoeo chân, châm xuất huyết ỏ huyết lạc. Nếu Trung khí có hàn khí nên chọn huyệt Túc Tam-ly”.
4. «Linh khu – Tạp bệnh»ghi rằng: “Chứng chảy máu cam không cầm, có máu bầm chảy ra thì thủ kinh Túc thái-dương, nếu máu bầm không chảy ra nữa, thủ kinh Thủ thái-dương. Nếu không hết thi châm huyệt nằm dưới xương Uyển cốt, nếu vẫn không hết nên châm xuất huyết lạc ỏ khoeo chân”.
5. «TỐ vấn – Thích ngược thiên» ghi rằng: “Sốt rét thuộc Túc thái dương làm cho đau thắt lưng, đầu nặng, hàn theo lưng mà đi lên, trước hàn sau nhiệt, hơi nóng bừng bừng ngùn ngụt. Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà bệnh vẫn như cũ. Thích ỏ huyệt ủy trung cho ra huyết”.
6. «Tô vân – Thích yêu thống thiên» ghi rằng: “Túc thái dương mạch, khiến ngưòi đau ngang thắt lưng, đau rút xương sống lên cổ, dưới tới thấu xương cụt, lưng như mang vật gì nặng. Thích Ủy trung thuộc chính kinh Thái dương cho ra huyết. Mùa xuân đừng để thấy huyết”. Sách nói tiếp: “Đau thắt lưng suốt lên cột sống, đau đến nổi không cử động được, mắt bị hoa như muốn ngã. Thích ỏ huyệt Khích trung thuộc Thái dương cho ra huyết” và “Đau thắt lưng hỏa khí cực thịnh mà bộ phận bên trong nóng suyễn, thích ỏ huyệt Thiếu âm và thích ỏ huyệt úy trung cho ra huyết”.
7. <<Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh sót kèm đau hai bên lưng, dùng úy trung làm chủ”. ‘
8. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Gân rút mình sốt, bụng dưói cứng sưng đầy phía dưới khuỷu tay, tiểu tiện khó, mông đít lạnh, đau vùng đùi dẫn đến hai bên sườn thốc bên trong, dùng Bát liêu, ủy trung làm chủ”.
9. “Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “úy trung chủ trị đầu gói sưng đau và ngón tay cái, thắt lưng hai bên cột sống lâm râm, đái dầm, thắt lưng nặng không nàng lên nôi, bụng dưói cứng đầy phong tý, sưng tẩy ỏ đùi, có thể xuất huyết, các loại ban chẩn ngoan cố đều hết. Thương han tứ chi phát sốt, mồ hôi không ra, lẩy kinh huyết ấy ra thì hết bệnh ngay, úy trung tức là huyệt khích, bị bệnh cùi hủi rụng lông mày, châm huyệt này cho ra máu”.
10. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sưng tấy trong dùi gối, dùng úy trung, Tam lý, Tam âm giao”.
11. «Tứ tổng huyệt ca» ghi rằng: “Bệnh ỏ lưng, thăt lưng dùng Uy trung” (Yêu bôi Uy trung câu).
12. Theo “Tô vân – Thích yêu thống thiên” Vương Băng chú rằng, huyệt này còn gọi là Khích trung. Trong “Đồng nhân” gọi là Huyết khích.
13. Căn cữ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, úy trung là “Hợp huyệt” của Túc thái dương Bàng quang kinh.
14. Uy trung là một trong những huyệt quan trọng ỏ’ Tứ tong huyệt, là huyệt chủ yếu trị bệnh ổ lưng-thắt lưng.