HUYỆT VỊ THƯƠNG Ở ĐÂU?
胃仓穴
B 50 Wèi cāng xué (Oé Tsrang).
Xuất xứ của huyệt Vị Thương từ sách nào?
Sách:«Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Vị Thương là gì?
– “VỊ” có nghĩa là dạ dày.
– “Thương” có nghĩa là nơi chứa hay cất giữ đồ vật.
Huyệt ở hai bên Vị du. Vị là quan kho tàng chủ về ngũ vị, đồng thời huyệt này chủ trị các loại biểu hiện bệnh của dạ dày như rối loạn dạ dày, ăn không ngon, sình bụng, nó có tác dụng mạnh Tỳ bô’ Vị, nên gọi là Vị thương (nhà kho dạ dày).
Huyệt thứ:
50 Thuộc Bàng quang kinh.
Vị trí của huyệt Vị Thương nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Hai bên xương sống, ở dưới đốt sống lưng thứ 12, đo ra mỗi bên 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Dưới gai đốt sống lưng thứ 12 đo ra 3 thốn. Khi điểm huyệt nên nằm sấp.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Vị Thương là gì?
là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu-sườn-thắt lưng, cân lưng-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng. Dưới nữa là Thận – Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây sóng lưng 12. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T10.
Hiệu năng của huyệt Vị Thương là gì?
Hòa vị hóa thấp, lý khí sướng trung.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Vị Thương là gì?
1. Tại chỗ:
2. Toàn thân:
Đau dạ dày, viêm dạ dày, đau bụng.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Vị Thương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Ý xá, Cách quan trị ăn uống không được (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phổi Túc Tam-lý, Nội quan trị căng trướng đau vùng bụng trên.
Phương pháp châm cứu của huyệt Vị Thương:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ớn cứu 10-20 phút.
Tham khảo của huyệt Vị Thương:
1. <<Giáp ất» quyến thứ 9 ghi rằng: “Phù thủng căng trưđng, ăn uống kém, nhiều hàn, dùng Vị thương làm chủ”.
2. «Tư sinh» ghi rằng: “Vị thương, Ý xá, Cách quan trị ăn uống không xuống”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Vị thương chủ về bụng hư trưđng, phù thủng, ăn uống không xuống, sợ lạnh, cột sống lưng dau không cúi ngửa được“.
4. «Dại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Phù thủng châm Vị thương, Hợp cốc, Thạch quan, Thủy cấu, Tam ly, Phục lưu, Khúc tuyền, Tứ mãn”.
5. Quan hệ tới vị trí huyệt này, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Từ chính giữa cột sống đo ra mỗi bên 3 thốn rưdi”.
6. Các tác giả cận đại có ngưdi cho rằng huyệt này lấy trên gai cột sổng thứ 12 đo ra mỗi bên 3 thốn.