TÁC DỤNG CỦA SÀI HỒ?
柴胡
Tên dùng trong dơn thuốc:
Sài hồ, Xuân sài hồ, Hồng sài hồ, Trúc diệp sài hồ (sài hồ dạng Trúc diệp), Xuyên sài hồ, Bắc sài hồ, Nhuyễn sài hồ, Sài hồ sao rượu, Sài hồ sao dấm, Sài hồ sao tiết ba ba.
Phân cho vào thuốc:
Rễ hoặc cả cây.
Bào chế:
Dùng sống, hoặc sao với dấm bằng cách trộn đều Sài hồ thái rồi với dấm (dấm gạo) cho vào nồi, chảo (nồi rang) sao nhò lửa đến khi khô dấm là được. Sao với tiết ba ba, bằng cách, cho sài hồ thái phiến vào chậu, cho một ít nước ấm vào tiết ba ba quấy loãng ra, trộn đều với Sài hồ, sao nhỏ lửa, đê’ nguội là được.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính bình, hơi lạnh. Vào hai kinh can, đởm.
Công dụng:
Thuốc dản vào kinh Thiếu dương hòa giải xu cơ (bán biểu bán lý), sơ thông can khí, thăng đề khí thanh dương.
Chủ trị:
– Các chứng sổt nóng sốt rét thuộc kinh Thiếu dương, ngực sườn đau, đầy ách, miệng đắng, hong khô, mắt hoa, tai ù điếc, nôn ọe, và người bị ngược tật (sốt rét) cố đau ở mạn sườn. Đàn bà bị chứng nhiệt nhập huyết thất, cũng cố thê’ dùng được (người xưa có 3 cách giải thích về huyết thất:
1) Chỉ xung mạch.
2) Chi can tạng. Vì can chủ huyết hải, can tàng huyết.
3) Chỉ tử cung .
– Chữa các chứng của người đàn bà thất tình không điều hòa (bẩy tình cảm và ý chí của người ta: hỷ, nộ, ưu tư, bi, khủng, kinh, mừng, giận, lo, nghĩ, thương, sợ, hãi), tính hay lo nghĩ, uất ức (dền nén) tổn thương can, can khí đi ngang đi ngược; gây ra ngực sườn cồng đau hoặc kinh nguyệt không đều.
– Có thê’ chữa các chứng khí hạ hãm (khí hư hạ hãm hay còn gọi là tỳ khí hạ hãm) bụng dưới nặng căng, lòi dom, sa dạ con.
ứng dụng và phân biệt:
– Sài hồ chữa nhiệt tà ở bán biểu bán lý, sốt nống sốt rét thuộc kinh Thiếu dương. Quế chi chữa tà ỏ dinh vệ, sốt nóng sợ lạnh thuộc chứng ở biểu kinh Thái dương. Cát căn chữa tà ở lớp cơ, bệnh thuộc kinh Dương minh chỉ nống không lạnh.
– Ngân sài hồ (sản xuất ở Ngân châu) có thê’ thanh giải hư nhiệt ở âm phận, Nhuyễn sài hô (sản xuất ở Tứ xuyên) thl phát tán sốt nóng do ngoại cảm gây nên.
– Sài hồ chia ra các loại Xuân sài hồ, Hồng sài hồ, Nhuyễn sài hồ, Trúc diệp sài hồ, được phân loại theo hỉnh thái của vị thuốc. Xuyên sài hồ, Bác sài hồ, Ngân sài hồ được phân loại theo vùng sản xuất. Sài hồ sao dấm và Sài hồ sao vối tiết ba ba, là phân loại theo bào chế. Công dụng chi khác nhau chút ít, còn phần lớn là giống nhau.
Kiêng kỵ:
Những người hư nhược khí nghịch lên gây nôn ọe và âm hư hỏa vượng, cấm dụng. Nếu khí tà còn ở phần khí không nên dùng sớm, nếu không thì có thể dẫn tà khí vào sâu.
Liều lượng:
3 đồng cân đến 5 đông cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tiểu Sài hồ thang (bài thuốc trong Thương hàn luận) chữa chứng Thiếu dương, sốt nóng, sốt rét, ngực sườn đau đầy, tâm phiền nôn ọe.
Sài Hô, Hoàng cầm, Bán hạ, Nhân sâm, Chích cam thảo, Dại tảo (khía), Sinh khương. Cho nước vào sắc trước những vị nói trên, bò bã, sắc lại rồi uống ấm.
Tham khảo:
Trong đơn thuốc cổ người viết chữ Tử hồ, Tử là chữ Sài đời xưa, tức là Sài hồ, không co’ loại nào khác cả.