Châm cứu chữa Sa Dạ Con
針灸治療子宮脫垂
Dạ con không ở vị trí bình thường mà theo âm đạo trụt xuống, gọi là sa dạ con. Chủ yếu do thể chất ốm yếu, đẻ xong khí huyết chưa hồi phục, lúc đẻ rặn quá nhiều, hoặc đẻ xong phải làm việc nặng nhọc.
Sa dạ con chia làm ba mức: Nhẹ, vừa và nặng:
– Nhẹ (độ 1):
Tự cảm giác ưong âm đạo có vật sa xuống.
– Vừa (độ 2):
Một phần dạ con lòi ra ngoài cửa mình.
– Nặng (độ 3):
Toàn bộ dạ con lòi ra ngoài âm đạo, to như quả trứng gà, nằm nghỉ ngơi xong có thể tự co vào, khi ho, đi bộ thì thòi ra nhiều, làm việc nặng lại phát trở lại. Người bệnh thấy lưng buốt, đùi mỏi khảc thường, bụng chân chảy xuống, đi đái nhiều lằn hơn, nặng thì ra khí hư trắng, nước vàng, tinh thần uế oải.
Cách chữa:
Lấy huyệt Duy bào, Quy lai, Tam âm giao.
Trước hết lấy hào kim châm Duy bào, chếch theo rãnh háng vê góc độ lớn tiến kim, làm cho chỗ Hội âm có cảm giác co lên. Nếu hiệu quả không rõ thì châm Quy lai, Tam âm giao.
Gia giảm:
– Nếu khí hư, gia cựu Khi hải, Quan nguyên.
– Thấp nhiệt thì gia châm Âm lăng tuyển, Thái xung.
– Lâu ngày chưa khỏi thì châm Túc tam lý, Tam âm giao, dùng phép bố và cứu huyệt Bách hội.
Giảng nghĩa của phương:
Quy lai có tâc dụng ôn thông dạ con. Duy bào là huyệt chủ yếu trị sa dạ con. Cứu Quan nguyên, Khí hải để bỗ nguyên khí. Thái xung, Âm lăng tuyền đe tả nhiệt ở can, tỳ. ‘Bổ Túc tam lý để tăng vận khí của vị. Bách hội để nâng dương khí lên.