TAM GIÁC CỨU
三角灸穴
EP69 Sàn Jiăo Jíu
Xuất xứ của huyệt Tam Giác Cứu:
< < Thần ứng kinh> >.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tam Giác Cứu:
Tam-giác huyệt, Tề hàng, Tề-tam-giác cứu pháp.
Đặc biệt của huyệt Tam Giác Cứu:
Kỳ huyệt.
Mô tả của huyệt Tam Giác Cứu:
1. VỊ trí xưa:
Lấy hai góc mép miệng của người bệnh làm một phần, bẻ làm ba thành ba góc như hình tam giác đều A, làm một góc để ở giữa rón, còn hai góc kia ở dưới rốn, nơi cuối của hai bên đó là huyệt (Thần ứng kinh).
2. VỊ trí nay:
Lấy chiều dài của hai khoe miệng bệnh nhân làm 1 thốn, rồi lấy lỗ rón làm đĩnh hình tam giác đều A, còn hai góc kia cách đều rốn đỉnh. Ba đỉnh của hình tam giác là ba huyệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tam Giác Cứu:
Viêm ruột mãn tính, co thắt dạ dày, thoát vị, đau nhức vùng bụng.
Phương pháp châm cứu:
Cứu 5-7 lửa, ở rốn cứu cách muối.
Tham khảo của huyệt Tam Giác Cứu:
1. «Thần ứng kinh» ghi rằng: “Thoát vị sỉa dái, lấy sợi dây nhỏ đo 2 góc miệng làm thành một phần, làm ba bẻ thành tam giác, như hình A , lấy một góc đặt ở chính giữa rốn, hai góc ở dưới rốn tận cùng là huyệt. Bệnh ở bên trái thì cứu bên phải, bệnh ở bên phải thì cứu ở bên trái. Cứu lấy 27 lửa là đỡ. Cứu cả hai huyệt đều được”.
2. «Tập thành» ghi rằng: “Huyệt Tề bàng, lấy dây bằng thịt khô đo ở hai góc miệng của người bệnh làm thành 1 thốn, làm ba bẻ thành hình tam giác, lấy một góc đặt ở giữa rốn, hai góc để ở dưới rốn, cuối cùng hai bên điểm ghi vào để nhớ là huyệt. Cứu 27 lửa, trị đau lạnh tim, khí bôn đồn xung từ rốn lên. Cứu 27 lửa, xệ hai hòn dái cũng có thể cứu, bệnh bên trái cứu phải và ngược lại, đồng thôi cứu Khí xung 7 lửa”.
3. «Châm cứu khổng huyệt cập kỳ liệu pháp tiện lãm» ghi rằng: “Tam-giác cứu là Kỳ huyệt cứu 3 – 7 mồi lửa (Sách xưa ghi rằng: bệnh bên phải cứu bên trái, bệnh bên trái cứu bên phải). Chủ trị khí bôn đồn xông ngược lên, đau tim, lãnh sán, cũng có thể trị bệnh ở vùng bụng”.
4. Huyệt Tam-giác cứu, trong “Thần ứng kinh” gọi là Sán khí, “Tập thành” gọi là Tề bàng.