KHỔ SÂM: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ VÀ LIỀU DÙNG – 苦参
Tên dùng trong đơn thuốc:
Khổ sâm, Khổ sâm phiến.
Phần cho vào thuốc:
Rễ.
Bào chế:
Dùng nước vo gạo đặc của gạo nếp ngâm một đêm, mùi tanh hôi nổi trên mặt nước, phải đãi lại rồi hấp nửa ngày, lấy ra phơi khô thái để dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ, thân.
Công dụng:
Thanh hỏa, giải độc, sát trùng, khử thấp.
Chủ trị:
Chữa đi lị ra máu và ghẻ lở hắc lào nhọt độc.
Ứng dụng và phân biệt:
Khổ sâm vồi Hoàng liên, đều là thuốc đắng hàn tả hỏa. Khí vị Hoàng liên thanh, trừ tâm hỏa là chù yếu. Khí vị Khổ sâm trọc trừ hỏa ở tiểu tràng là chủ yếu.
Kiêng kỵ:
Thận hư mà không có thấp nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân Năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài chư đỗ hoàn (Lưu tùng thạch phương). Chữa mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, ra khí hư trắng đò đục. Khổ sâm, Mẫu lệ phấn, tất cả cùng tán nhò, lấy một chiếc dạ dày lợn đực, cho ba bát nưóc vào ninh thật nhừ. giã nát trộn với thuốc bộtlàm viên như hạt ngô, uống vởi rượu ấm.
Tham khảo:
Khổ sâm tuy đặt tên có chữ sâm đứng đầu, nhưng không có tính bổ. Nha đảm tử là khổ Trăn tử nhưng người ta phần nhiều cứ lầm là hạt khổ sâm.