Tông lư có tác dụng gì? 棕 櫚 炭

Tông lư có tác dụng gì?
Tông lư có tác dụng gì?

Tên dùng trong đơn thuốc:

Tông lư, Tông lư bì, Trần tông thán (than bẹ móc).

Bộ phận dùng làm thuốc:

Cuống lá khô các loại cây: Dừa, Cọ, Cau…(loài Trachycarpus fortunei (Hook f.) H. Wendl. (Tông lư), họ Cau (Arecaceae)).

Bào chế:

Nên sao đen tồn tính đê’ dùng.

TÍnh vị quy kinh:

Vị đắng, chát, tính bình: Vào hai kinh can, phế.

Công dụng:

Tả nhiệt chỉ huyết, sáp trường cố thoát (Làm săn ruột, giữ không cho hoat thoát).

Chủ trị:

Ở trên thì chữa thổ huyết, đổ máu cam, khạc ra huyết, ở dưới thì chữa băng huyết, đại tiện ra huyết tràng phong (đại tiện ra máu tươi). Cứ bệnh lâu ngày mà huyết nhiệt không nặng, đều có thể dùng được.

Kiêng kỵ:

Các chứng huyết thuộc bạo bệnh cấp tính, có ứ trệ hoặc nhiệt cao thì không nôn dùng.

Liều lượng:

1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ:

Bài Tống lư tán (Nho môn sự thân phương) Cầm các chứng xuất huyết.

Bại tông (bẹ móc đỗ’ lâu ngày) bao nhiêu cũng được, đốt thành tro nhưng tồn tính. Tán nhỏ, hòa với nước cơm hoặc cháo loãng uống vào lúc đđi.

Tham khảo:

Tông lư đốt thành than tính sáp (co, sản), thích hợp với chứng mất máu quá nhiều, trong không có ứ trô thì dùng được. Bại tông lâu năm cho vào thuốc càng tốt, cho tóc rồi đót thành than vào cùng uống thì càng hay.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.