Những nhân tố chính nào gây ra tái loét?

Đó là:

  • Nhiễm khuẩn xoắn môn vị.
  • Hút thuốc.
  • Dùng thuốc làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày, tức thuốc chống viêm không phải thể steron, chất kích thích v.v…
  • Nhân tố tinh thần và đối phó: Tinh thần căng thẳng và lo lắng lâu ngày, người mắc phải các bệnh khác nghiêm trọng, ở trạng thái phải đối phó. Tất cả những người như thế dễ bị tái phát loét dạ dày tá tràng không tốt.
  • Ăn uống không đúng: Thiếu axit béo cần thiết dễ làm suy yếu màng che niêm mạc dạ dày. Những người thường xuyên ăn bột mì tinh chế và ít chất xơ có tỷ lệ tái phát loét cao.

Loét dạ dày tá tràng có thể trị tận gốc được không?

Gần 20 năm trở lại, do kỹ thuật chẩn đoán nội soi phát triển, việc tái phát loét dạ dày tá tràng có được tiêu chuẩn chẩn đoán đáng tin. Tuy có nhiều loại thuốc chống loét dạ dày tá tràng rất mạnh luôn luôn ra đời, rút ngắn được thời gian lành loét dạ dày và tá tràng, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tái phát. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Tỷ lệ tái phát năm của loét tá tràng là 50%-80%, bình quân là 70%. Tỷ lệ tái phát năm của loét dạ dày đại để giống với loét tá tràng. Từ ngày đề xuất lý luận “khuẩn xoắn môn vị là nguyên nhân gây bệnh chính của loét dạ dày tá tràng” này, các nhà khoa học phát hiện loét tá tràng phải chăng liên quan rất lớn đến loại bỏ tận gốc khuẩn xoắn môn vị. Tỷ lệ tái phát năm của khuẩn xoắn môn vị là 80%, sau khi loại bỏ tận gốc giảm xuống còn 4%. Do đó rất nhiều học giả cho rằng có thể loại bỏ được tận gốc loét dạ dày tá tràng.

Hình ảnh loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày có thường xuyên phải đi soi không?

Người loét dạ dày có đến 2% cơ hội trở thành ung thư. Có một số cho dù lúc đó chỉ là loét ác tính, nhưng thời kỳ đầu có lúc nội soi một lần chưa chắc đã chẩn đoán chính xác, nên các bác sĩ lâm sàng bao giờ cũng yêu cầu người bệnh định kỳ kiểm tra soi lại. Mục đích chính là muốn tìm hiểu xem loét dạ dày của người bệnh có phải là ác tính không. Do đó tất cả bệnh loét dạ dày phải thường xuyên kiểm tra soi cho đến khi nào loét thành sẹo, hay biến mất thì thôi.

Loét dạ dày ở những trường hợp dưới càng phải mật thiết, thường xuyên soi dạ dày.

Nội soi bằng mắt thường nghi bị loét ác tính, nhưng kiểm tra mẫu bệnh lý không tìm thấy tế bào ung thư.

Kiểm tra mẫu bệnh lý của niêm mạc bị loét thấy quá sản không điển hình. Những bệnh nhân này không thích hợp kiểm tra X-quang uống barie thường xuyên. Mà X-quang uống barie không thể thay cho nội soi lấy mẫu.

Sau khi điều trị chính quy bằng uống thuốc, triệu chứng không thấy đỡ.

Những điều cần chú ý ăn uống đối với người loét dạ dày tá tràng.

Liệu pháp về ăn uống đã từng là một trong những nội dung quan trọng của liệu pháp tiêu chuẩn loét dạ dày tá tràng. Tuy hiện nay đã biết không có thực đơn hiệu quả nào có thể thúc đẩy loét chóng lành, hay phòng được tái phát, nhưng về nguyên tắc vẫn nhấn mạnh tính điều độ của ăn, và tránh ăn thô, ăn quá lạnh, quá nóng và nhiều kích thích, như các gia vị thơm, cay, trà đặc, càíêv.v… Mỗi người tự tìm ra và loại bỏ những thức ăn làm cho dạ dày khó chịu, hay đau. Người có triệu chứng nghiêm trọng có thể tạm không ăn thức ăn lỏng hay sền sệt, ít ăn nhiều bữa để giảm kích thích của dạ dày. Tuy sữa bò và sữa đậu nành có thể tạm thời làm loãng vị toan, nhưng các chất có canxi sau khi được hấp thụ, ngược lại sẽ kích thích vị toan tiết ra. Do đó không nên ăn quá nhiều. Hiện nay đa số các chuyên gia về bệnh ruột, dạ dày chủ trương khuyến khích người bệnh ăn uống bình thường, không cần thiết phải không chế ăn uống.

Bài trướcCác phương pháp để chẩn đoán ung thư dạ dày hiện nay
Bài tiếp theoĐiện đồ chẩn đoán tiêu hóa mang tính chức năng không tốt?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.