HUYỆT THẦN ĐẠO
神道穴
GV 11 Shéndào xué (Chenn Tao).
Xuất xứ của huyệt Thần Đạo:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thần Đạo:
-“Thần” có nghĩa là thần khí, tinh thần, các hoạt động tinh thần.
-“Đạo ” có nghĩa là con đường, lối đi.
Huyệt ở ngang với Tâm du và liên lạc với Tâm khí. Huyệt dùng trong biểu hiện những triệu chứng trên lâm sàng như: bất ổn tinh thần, kém trí nhớ, quá lo lắng buồn rầu, hồi hộp, suy nhược tâm thần, xáo trộn tình cảm bất thường. Vì thế gọi là Thần đạo.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở giữa dưới đốt sống lưng thứ 5, tương ứng với Tâm. Tâm tàng thần, huyệt chủ về thần, là đường thông của tâm khí, chủ trị về bệnh của tâm. Vì thế cho nên gọi là Thần đạo”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thần Đạo:
Xung đạo, Tạng du.
Huyệt thứ :
11 Thuộc Đốc mạch.
Mô tả của huyệt Thần Đạo:
1. Vị trí xưa:
Dưới giữa xương sống lưng thứ 5 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Ở chỗ hỏm giữa gai sau 2 đốt sống lưng thứ 5 6. Khi diêm huyệt nằm sấp hoặc hơi ngồi khom lưng.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Đạo:
lả gàn cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cô sâu vả các nhánh của dây thần kinh sống (nhánh trong của nhánh sau dây thần kinh ngực 5). Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T5.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Đạo:
Toàn thân :
sốt nhiệt cao, bệnh thuộc tạng tim, sốt rét, động kinh, đau thần kinh liên sườn.
Lâm sàng của huyệt Thần Đạo:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Tâm du trị động kinh (Bách chung).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bách hội, Tam- âm giao trị mất ngủ, chóng mặt.
Phương pháp châm cứu:
7. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 10 phút.
* Chú ý Khí châm huyệt này lở ngộ châm sinh ra hôn mê như chết, dùng huyệt Trường cường đê hóa giải, châm sâu 1,5 thốn kích thích. Khi cứu nên cẩn thận.
Tham khảo của huyệt Thần Đạo:
1. «Tố vân – Thích nhiệt luận thiên» ghi rằng: “Dưới xương cột sống thứ 5 chủ trị can nhiệt”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Chủ trị bệnh bạo phong phát đột ngột muốn chết, cấm khẩu không nói được, tê da thịt bất tính nhân sự, cứu dưới xương cột sống thứ 5 gọi là huyệt tạng du 150 lửa tới 300 lửa là được. Thiếu khí cứu vào dưới xương sống lưng 5, tùy theo tuổi để cứu số lửa”.
3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Thần đạo trị sốt lạnh đau đầu khi tăng khi giảm, sốt rét cách nhật, hoảng hốt buồn bã, hay quên hồi hộp, có thể cứu 70 lửa đến 100 lửa. Trẻ con động kinh co giật cứu 7 lửa”.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Thần đạo kết hợp Tâm du trị động kinh” (Kiêm Tâm du trị phong khốn thường phát sinh tự ninh).
5. «Kim giám» ghi rằng: “Thần đạo chủ trị trên vai lưng lạnh đau, sợ khiếp đoản khí”.
6. Theo “Kim giám” còn ghi huyệt Thần đạo với tên Tang du.